Cách tính tỷ lệ thương tật khi đánh nhau – Ai cũng phải biết

bởi

Trong cuộc sống, đôi khi việc xảy ra những cuộc xô xát là điều khó tránh khỏi. Hậu quả để lại trong những cuộc xô xát đó đôi khi sẽ là những chế tài xử phạt của cơ quan chức năng. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ dựa trên mức độ nghiêm trọng của sự để đưa ra quyết định xử phạt. Nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính. Nặng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một trong những yếu tố quan trọng là căn cứ để phục vụ cho công tác xử lý, giải quyết hành vi vi phạm đó là xác định tỷ lệ thương tật của nạn nhân trong vụ việc. Vấn đề này là vấn đề tương đối phức tạp và cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý vị độc giả. Do vậy, thông qua bài viết sau, Luật sư X sẽ giải thích một cách chi tiết nhất giúp quý vị có thể nắm bắt vấn đề này một cách dễ dàng.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Tỷ lệ thương tật là gì?

Theo khoa học pháp lý, tỷ lệ thương tật là thông số giám định mức độ bị tổn thương của cơ thể nạn nhân được xác định bởi những cơ quan có đủ điều kiện và thẩm quyền. Trong pháp luật hình sự, tỷ lệ thương tật là căn cứ quan trọng nhằm xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm. Dựa trên thông số về tỷ lệ thương tật, cơ quan chức năng sẽ xác định áp dụng hình phạt cụ thể đối với người phạm tội đối với những tội danh được quy định tại Chương XIV. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Cách xác định tỷ lệ thương tật

Với vai trò quan trọng như vậy của thông số tỷ lệ thương tật, Bộ y tế đã ban hành Thông tư 20/2014/TT-BYT để hướng dẫn chi tiết cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, mà trong đó có bao gồm xác định tỷ lệ thương tật.

Tuy nhiên, các quy định được nêu ở trong Thông tư 20 bên cạnh những từ ngữ chuyên ngành pháp lý, còn bao gồm nhiều cụm từ mang tính chuyên ngành y khoa. Bởi vậy, nếu quý vị độc giả không phải là người có chuyên môn trong những lĩnh vực trên đọc vào sẽ thấy rất khó hiểu. Do đó, tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể về một vụ việc đang hot trên mạng những ngày gần đây để giúp quý vị có thể dễ dàng nắm bắt được vấn đề. 

Nếu là một người thường xuyên cập nhật tin tức trên mạng xã hội, chắc hẳn các bác sẽ biết tới “thầy dạy làm giáu Nguyễn Vĩnh Cường. Anh này đã dọa cắt ngón chân hoặc ngón tay của một người được cho là học viên sau khi người này tố Cường lừa đảo, thu học phí dạy làm giàu. Thậm chí, Nguyễn Vĩnh Cường còn mạnh dạn nói “Trong điều kiện lý tưởng và tuyệt vời nhất anh sẽ là người cầm dao xin 1 ngón tay hoặc lấy chân của mày, nếu anh không làm được thì cả họ nhà anh chết”.

Ta đặt giả thuyết là Nguyễn Vĩnh Cương đã gây thương tích cho một người tên tú bằng cách chặt ngón tay và ngón chân của y. Dựa vào đó, bộ phận pháp y giám định thương tật thực tế rằng nạn nhân mất cả ngon hay mất theo đốt, có ảnh hưởng đến phần xương tay khác hay không? Có ảnh hưởng đến da hay cơ quan khác … và tra cứu theo bảng do bộ y tế cấp.

Ở bảng này thì nếu chỉ là mất ngón tay cái và ngón chân cái đi thì tỉ lệ sẽ được xác định là:

  • Mục IV: 5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón – bàn): 21 – 25%: Ta coi giá định là 23% đi
  • Mục IX. 5. Cụt ngón chân I: 11 – 15%: Ta coi giá định là 13% đi

Câu chuyện sẽ không đơn giản là ta lấy 23 + 13 = 36% tỉ lệ thương tật. Nó sẽ không phải như vậy vì nếu thế thì mất 5 ngón tay có mà lên hơn 100% rồi (23×5). Công thức được đưa ra đó là:

Tổng tỷ lệ % Tổn thương cơ thể (TTCT) = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

a) T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;

b) T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

c) T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

d) Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Đặt vào trường hợp Nguyễn Vĩnh Cường giả tưởng của chúng ta:

T1: 23%

T2: (100 – 23) x 13/100% = 10.01%

Ở đây ta không có T3 hay Tn vì chỉ có 2 vùng thương tật.

Như vậy Tổn tương cơ thể (TTCT) = 23 + 10.01 = 33.01%

Tuy nhiên, tiếp tục giả sử trường hợp Nguyễn Vĩnh Cường ngứa mắt người tên Tú này muốn chặt thêm một ngón út nữa chẳng hạn. Ngón út được xác định là:

  • Mục IV 5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón – bàn): 6 – 8% Ta coi giá định là 7% đi

Ta có công thức

T1: 23%

T2: (100 – 23) x 13/100% = 10.01%

T3: (100 – 23 – 10.01) x 7/100% = 4.69%

Như vậy Tổn tương cơ thể (TTCT) = 23 + 10.01 + 4.69 = 37.7%

Về cơ bản thì với 37.7% thì Nguyễn Vĩnh Cường sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh quy định tại Điều 134 Bộ Luật hình sự hiện hành, cụ thể 

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Thông quy ví dụ về trường hợp cụ thể khá thú vị nêu trên. Hy vọng quý độc giả đã phần nào nắm bắt được cách xác định tỷ lệ thương tật. Qua đó, nếu có xảy ra xô xát trong cuộc sống thì có thể kiểm soát lý trí va hành vi, tránh hậu quả phải chịu trách nhiệm hình sự

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Hành vi dùng dao gây thương tích 2 mẹ con bạn gái bị xử lý ra sao?

Câu hỏi thường gặp

Gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị xử lý thế nào?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

Vô ý gây thương tích cho người khác bị xử lý thế nào?

Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc45 phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Gây thương tích như thế nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
+ Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
+ Có tính chất côn đồ;
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm