Thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được hiểu là chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu khi nhãn hiệu mới được nộp đơn. Chưa được cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu. Hay còn gọi là chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu là quyền của chủ thể đăng ký nhãn hiệu. Mặc dù nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Song, chủ thể nộp đơn vẫn có quyền đối với đăng ký của mình. Vậy quy trình, thủ tục thực hiện như thế nào? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phân biệt đơn đăng ký nhãn hiệu và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu là văn bản theo mẫu được chủ sở hữu nhãn hiệu gửi đến. Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ phục vụ việc cấp mới văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thông thường bộ hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu sẽ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Giấy tờ của chủ sở hữu (chứng minh nhân dân/ căn cước/ hộ chiếu/ giấy đăng ký kinh doanh).
Sau khi hoàn thành thủ tục thì chủ sở hữu sẽ thông qua một quy trình đánh giá, thẩm định nội dung nhãn hiệu, thẩm định hình thức nhãn hiệu. Kéo dài từ 20 – 24 tháng. Ở trạng thái chưa được cấp văn bằng bảo hộ (trong quá trình thẩm định). Sẽ được gọi là “đơn đăng ký nhãn hiệu”. Đồng thời chủ sở hữu lúc này cũng được gọi là “chủ đơn”. Như vậy, việc nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu là thủ tục khi chủ sở hữu chưa có được công nhận; quyền bảo hộ của nhà nước đối với nhãn hiệu đó.
Việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu dần trở nên phổ biến khi không nhiều chủ đơn có đủ kiên nhẫn để đợi thẩm định nhãn hiệu và cấp văn bằng trong khi tìm được người có nhu cầu sử dụng, mua lại nhãn hiệu này. Trên lý thuyết, việc được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (logo) mới chính thức được nhà nước công nhận. Chủ sở hữu khi đó sẽ có quyền chiếm hữu, định đoạt, chuyển nhượng, tặng cho…
Thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu
Để thực hiện thủ tục này thì chủ đơn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Tài liệu chuyển nhượng (có thể là hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế). Nhưng cần đầy đủ những nội dung sau:
- Tên đầy đủ, thông người – tổ chức được/ nhận chuyển nhượng;
- Địa chỉ đầy đủ của các bên;
- Nội dung chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu (nếu có);
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Các thỏa thuận khác do 2 bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.
- Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức luật sư)
Hồ sơ sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam với 3 địa chỉ:
- Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân;
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: khoảng 2 – 4 tháng tùy vào mức độ phức tạp hồ sơ nhãn hiệu. Bên cạnh đó cũng cần hết sức quan tâm đến những lưu ý khi nhượng quyền nhãn hiệu. Để tránh nhứng rủi ro về mặt pháp lý.
Dịch vụ chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu
Luật sư X là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ về nhượng quyền; li xăng nhãn hiệu; chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu… Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ được Luật sư X hỗ trợ:
- Tư vấn pháp lý liên quan vấn đề nhượng quyền, chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện soạn thảo hồ sơ, hợp đồng, giấy tờ pháp lý có liên quan;
- Ủy quyền nộp hồ sơ, theo dõi, tiếp nhận kết quả;
- Lưu trữ, bàn giao khách hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Văn bằng bảo hộ sáng chế được huỷ bỏ, chấm dứt như thế nào?
- Hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu.
Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833 102 102 để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ.
Câu hỏi thường gặp
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa; dịch vụ kèm theo.
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015. Giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản cần đăng ký của người dưới 18 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Cá nhân chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hữu văn bằng bảo hộ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó.
Chủ đơn có tất cả các quyền đối với nhãn nhiệu của mình. Do đó, người nộp đơn có thể yêu cầu thực hiện thủ tục tách đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc thực hiện thủ tục tách đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình; hoặc thông qua tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp thay mình thực hiện thủ tục tách đơn đăng ký nhãn hiệu.