Nhiều bạn trẻ tài năng hiện nay có có nhu cầu thành lập một công ty nhỏ với số vốn ít nhưng lại khá lo lắng về việc có được thành lập công ty hay không. Với số vốn nhỏ, nhưng muốn thành lập công ty hoàn toàn có thể nếu thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định. Để tránh mất thời gian khi tiến hành thanh lập công ty nhỏ, chủ danh nghiệp cần phải nắm được các điều kiện thành lập công ty nhỏ theo quy định hiện hành. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về Điều kiện thành lập công ty nhỏ như thế nào nhé.
Căn cứ pháp lý
Tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ
Theo Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
– Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
– Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
Theo Điều 10 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏcăn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó, khi xác định doanh nghiệp nhỏ cũng cần lưu ý:
– Doanh nghiệp nhỏ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.
– Trường hợp doanh nghiệp phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp chủ động thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ được hưởng nội dung hỗ trợ.
– Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí đã nhận hỗ trợ.
– Căn cứ vào thời điểm doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đối chiếu thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để xác định thông tin doanh nghiệp kê khai đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ.
Điều kiện thành lập công ty nhỏ như thế nào?
Theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động hàng năm từ 10 đến dưới 200 người với tổng nguồn vốn nhỏ hơn 20 tỷ đồng. Bởi vậy để thành lập công ty con, doanh nghiệp nhỏ thì chủ doanh nghiệp cần phải đáp ứng được điều kiện về vốn để đảm bảo quá trình thành lập cho đến khi doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. Cụ thể, chủ doanh nghiệp cần phải đảm bảo được những yếu tố sau theo đúng quy định của pháp luật đó là:
– Về năng lực của bản thân: Chủ doanh nghiệp phải có hiểu biết; có đủ tư cách pháp nhân; trên 18 tuổi và đủ sức khỏe cũng như năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật.
– Về phương hướng hoạt động: Doanh nghiệp nhỏ cần xác định được dự án hoạt động, kế hoạch phát triển. Hơn nữa, chỉ được kinh doanh những ngành nghề được cho phép ở Việt Nam. Không được kinh doanh những sản phẩm cấm, sản phẩm độc hại gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
– Về vốn điều lệ khi mở công ty: Cần chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn khi mở công ty. Với trường hợp ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn, khả năng của mình mà không phải tuân thủ điều kiện gì cả. Tuy nhiên, không nên đăng ký vốn điều lệ quá thấp, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ tín nhiệm công ty trong mắt khách hàng và đối tác. Nếu công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì sẽ cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với vốn pháp định.
– Về tên công ty nhỏ: Khi đặt tên cho công ty, phải lưu ý là không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân… để làm tên riêng của doanh nghiệp. Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tên công ty phải có đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Hãy tra cứu tên doanh nghiệp trước khi đặt tên để tránh vi phạm quy định chung. Tên riêng doanh nghiệp có thể viết tắt hoặc sử dụng tên tiếng anh nhưng phải đảm bảo là không giống những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó.
– Về loại hình doanh nghiệp: Cần chọn loại hình công ty phù hợp với công ty của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, nếu chỉ mở công ty nhỏ thì nên chọn loại hình tư nhân, trách nhiệm hữu han 1 thành viên, 2 thành viên để dễ kinh doanh.
– Về người đại diện công ty: Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong công ty. Do đó, công ty nên chọn một người đủ năng lực, khả năng, kinh nghiệm và có thể tin tưởng. Vị trí người đại diện pháp luật này có thể để cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Một công ty có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện tùy vào loại hình công ty và người đại diện có thể thay đổi sau khi thành lập công ty.
– Về địa chỉ công ty: Công ty nhỏ khi chọn địa chỉ đặt công ty phải lưu ý là địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định, cụ thể về số nhà, quận, huyện, thành phố… Cấm sử dụng địa chỉ giả, cấm dùng khu chung cư, nhà tập thể làm địa chỉ cho công ty. Công ty có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty.
Thủ tục thành lập công ty nhỏ
Hồ sơ thành lập công ty nhỏ
Sau khi xác định đáp ứng được đầy đủ những điều kiện, những yếu tố thành lập công ty nhỏ, đăng ký công ty thì dù là doanh nghiệp vừa, nhỏ hay lớn cũng phải thực hiện thủ tục thành lập công ty. Cụ thể, công ty cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục gồm những thành phần như sau:
– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
– Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu bản sao có công chứng đối với cá nhân. Hoặc giấy chứng nhận đăng ký công ty, quyết định thành lập hoặc tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân tương đương, kèm theo CMND, hộ chiếu… của chủ hoặc người đại diện doanh nghiệp.
– Danh sách các cổ đông sở hữu cổ phần hay thành viên góp vốn của công ty .
– Điều lệ của công ty
Trình tự thành lập công ty nhỏ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục thì công ty tiếp tục thực hiện đăng ký kinh doanh, xin giấy phép mở công ty theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ và lấy giấy phép
Công ty nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi đặt địa chỉ của công ty. Sau thời hạn theo quy định, hồ sơ hợp lệ được phê duyệt và chủ doanh nghiệp sẽ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn nếu hồ sơ còn sai sót thì chủ công ty cần sửa đổi và nộp lại.
Bước 2: Khắc con dấu cho công ty
Công ty cần có con dấu riêng, số lượng và hình thức con dấu do công ty quyết định. Nhưng phải đảm bảo có đủ tên công ty và mã số doanh nghiệp. Sau khi khắc con dấu thì hoàn tất thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia đúng quy định. Cụ thể, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Nếu không thực hiện đúng quy định về nội dung và thời hạn, công ty sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.
Bước 4: Đăng ký tài khoản ngân hàng
Công ty cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ công ty ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.
Bước 5: Mua chữ ký số để đóng thuế trực tuyến
Công ty thực hiện mua chữ ký số theo đúng quy định để có thể đóng thuế online. Sau đó, kế toán công ty sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ.
Bước 6: Treo bảng hiệu công ty
Công ty cần đặt làm bảng hiệu công ty, bảng hiệu có thể thiết kế tùy theo ý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải đảm bảo có tên, địa chỉ, số điện thoại … đầy đủ. Sau đó, công ty treo bảng hiệu công ty đúng quy định.
Bước 7: Phát hành hóa đơn GTGT
Bên cạnh đó, công ty tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, công ty cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng.
Bước 8: Góp vốn vào công ty đúng thời hạn
Công ty có thể tiến hành góp vốn bằng tải sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp. Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết. Trường hợp không góp đủ vốn, công ty cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.
Bước 9: Thực hiện kê khai và đóng thuế đầy đủ
Sau 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty, phải tiến hành kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định. Công ty sẽ cần đóng một số loại thuế cơ bản như thuế môn bài (tùy theo vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu trên 10 tỷ thì đóng 3 triệu VNĐ/ năm, nếu dưới 10 tỷ thì đóng 2 triệu VNĐ/ năm), thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Điều kiện thành lập công ty nhỏ như thế nào theo quy định 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Tổng nguồn vốn của năm được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm được xác định tại thời điểm cuối năm.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
b) Chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần.“
Theo đó, công ty của anh/chị đã được xác định là doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp sáng tạo có thời gian hoạt động 2 năm nếu chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần thì đã đủ điều kiện để được hỗ trợ theo quy định pháp luật.