Ai chịu trách nhiệm bữa ăn bán trú tại trường?

bởi Luật Sư X

Thời gian qua, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường học thường xuyên xảy ra, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho nhiều phụ huynh. Đồng thời, nhiều vụ việc bớt xéan bánn khẩu phần ăn của học sinh và thiếu minh bạch trong thu chi tài chính của nhà trường đã bị phụ huynh phát giác và đề nghị xử lý theo quy định. Vậy ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm về bữa ăn bán trú tại trường? Để hiểu rõ vấn đề này mời mọi người cung tham khảo bài viết sau của Luật sư X nhé! 

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017;
  • Luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
  • TTLT số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Quy định về công tác y tế trường học;
  • Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục

Nội dung tư vấn

1. Thực trạng bữa ăn bán trú tại trường:

Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 4000 trường học có tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh tại trường. Kinh phí trung bình mà mỗi bậc phụ huynh đóng góp cho các trường để con em họ ăn bán trú dao động từ 18.000 đồng đến 25.000 đồng/ bữa trưa. Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, với số tiền nêu trên, trẻ hoàn toàn có được bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, thực tế thì tại một số trường học, việc tổ chức bữa ăn bán trú còn rất đạm bạc, suất ăn còn khá nghèo nàn, không đủ giá trị dinh dưỡng cung cấp cho các bé.

Bên cạnh đó, tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra còn rất phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y tế, số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại trường học chỉ chiếm khoảng 3,7% tổng số các vụ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, ở các vụ ngộ độc tại trường học, số trẻ bị mắc khá đông, hơn nữa các em còn nhỏ, sức đề kháng yếu, nếu bị ngộ độc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vậy câu hỏi đặt ra là người đứng ra chịu trách nhiệm trước sức khỏe của hàng triệu học sinh này là ai? Mời các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!

2. Đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong nhà trường:

Điều 6 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định:

Điều 6

1. Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT;

b) Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;

c) Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đồng thời, tại Điều 9 của Thông tư cũng quy định Nhà trường phải “7. Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.

Như vậy có thể thấy rõ trách nhiệm bảo đảm dinh dưỡng, an toàn thực phẩm học đường thuộc về trường học nơi học sinh theo bán trú theo học.

3. Học sinh bán trú bị ngộ độc thực phẩm, ai chịu trách nhiệm?

Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh hay hay hướng dẫn về chủ thể chịu trách nhiệm bữa ăn bán trú tại trường.

Báo Thanh tra từng phản ánh về nghi vấn ngộ độc thực phẩm tại Trường Song ngữ Quốc tế Academy. Để có câu trả lời làm rõ nghi vấn trên, PV Báo Thanh tra đã liên hệ tới nhà trường, nhưng đại diện trường này lại trả lời một cách né tránh: “Chúng tôi gửi kết quả lên Sở Y tế Hà Nội, PV cần thì lên đấy mà xin, nhà trường không có trách nhiệm phải cung cấp”. Đồng thời, vị đại diện này cũng khẳng định, việc này bên thứ 3 phải chịu trách nhiệm, chứ nhà trường có sản xuất ra nguyên liệu đâu mà biết?

Còn tại điểm trường Tiên Lý, việc tuồn thực phẩm bẩn vào trường học cũng chỉ được xử lý theo kiểu… tạm thời! Theo lãnh đạo xã Đồn Xá, xã đã yêu cầu nhà trường dừng hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm hiện tại để chuyển sang một đơn vị khác. Lãnh đạo xã cũng chia sẻ, hiện nay huyện không có nơi nào làm kiểm định chất lượng thực phẩm. Vậy ai dám khẳng định đơn vị mới sẽ cung cấp nguồn thực phẩm an toàn?

Qua đó, có thể thấy về vấn đề ai chịu trách nhiệm bữa ăn bán trú đang còn bỏ ngõ, các bên liên quan vẫn thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Để xử lý tận gốc vấn đề này, trả lời báo chí, bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội Khóa XIII cho rằng, cần có hình thức xử lý nghiêm với người đứng đầu trường học nếu để bếp ăn tập thể mất an toàn, cần phải tìm ra ai là người ký hợp đồng với đơn vị cung cấp thức ăn? Ai là người chịu trách nhiệm giám sát nguồn thực phẩm, mà để thực phẩm bẩn vào được trường học rồi nấu cho trẻ ăn?

Khi một địa phương nào đó xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học, lãnh đạo địa phương đó phải vào cuộc xử lý, phải làm rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm đến cùng.

Hơn nữa, tại Khoản 5 Điều 53 Luật an toàn thực phẩm 2010 cũng qui định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đối với người tiêu dùng như sau:

Điều 53. Khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm

5. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, theo ý kiến của người viết, trách nhiệm tiên quyết phải thuộc về nhà trường mà đứng đầu là hiệu trưởng, địa phương cũng phải vào cuộc để tìm ra nguyên nhân là gì mà quy trách nhiệm cho đúng người, đúng tội.

4. Hình thức xử lý vi phạm

Như đã trình bày ở trên, điều cấp bách là tìm ra người chịu trách nhiệm cho vẫn đề này mà nhà trường là chủ thể chịu trách nhiệm đầu tiên.

Nếu vi pham sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau:

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.

  • Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
  • Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

  • Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
  • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
  • Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
  • Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;…

Nếu hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng hơn, gây ngộ độc cho số lượng lớn người hoặc gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng cho người khác từ 31-60% thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 317 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, cụ thể như sau:

Điều 317.Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ai chịu trách nhiệm bữa ăn bán trú tại trường?”

Hy vọng bài viết trên hữu ích với mọi người!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm