Đối tượng nào phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

bởi Vudinhha
Trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, pháp luật qui định những yêu cầu rất chặt chẽ đồi với những đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó, bảo vệ sức khỏe, quyền và lợi ích chính đáng cho người người tiêu dùng, thực khác. Để thuận lợi trong công tác quản lý, pháp luật cũng quy định về những đối tượng bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy cụ thể đó là những đối tượng nào? Những đối tượng nào không bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm? Hãy cùng Luật sư X tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Căn cứ:

  • Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đầu tiên, cần phải đính chính lại rằng, tên gọi “Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm” là tên gọi thân thuộc mà nhiều người thường dùng để gọi và hàm ý nhắc tới việc đã được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm chứng nhận có đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết theo pháp luật quy định. Tuy nhiên, tên gọi chính xác của loại giấy phép này đó là “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm”. Thực chất hai loại giấy phép nêu trên là một. Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đã dùng phương pháp liệt kê và loại trừ để quy định về những đối tượng bắt buộc và không bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. 

1. Những đối tượng không bắt buộc phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về những đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dich vụ ăn uống nhưng không cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Có thể thấy trong số 11 đối tượng nêu trên, căn cứ theo tính chất và quy mô của các cơ sở được chia làm 3 nhóm chủ yếu. Nhóm thứ nhất đó là các cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định. Đây thường là các gánh hàng dong, xe bán đồ ăn lưu động trên đường phố,…. Với quy mô nhỏ và số lượng vô cùng nhiều, dẫn tới việc kiểm soát và quản lý của cơ quan chức năng đối với các đối tượng này là rất khó khăn. Bên cạnh đó, với quy mô nhỏ, dụng cụ thô sơ thì việc đảm bảo những quy chuẩn theo pháp luật quy định là cũng khó để đáp ứng được.

Nhóm thứ hai, đó là các cơ sở sản xuất dụng cụ và vật liệu bao gói và các loại thực phẩm đóng bao gói sẵn. Đây cũng là những cơ sở hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm và các dụng cụ, vật liệu liên quan tới cung cấp thực phẩm. Nhưng việc sản xuất này thường được thực hiện theo phương thức dây chuyền, công nghiệp, sản xuất với số lượng lớn. Do đó, việc đảm bảo các tiêu chuẩn về điều kiện vệ sinh được quy định hoặc hướng dẫn cụ thể bởi cơ quan chức năng.

Nhóm thứ ba, đó là các đơn vị, cơ sở đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bởi các loại Giấy chứng nhận tiêu chuẩn khác và còn hiệu lực.

Như vậy, nếu cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ăn uống thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ không phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Những đối tượng bắt buộc phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

Như vậy, nhà làm luật đã dùng phương pháp liệt kê và loại trừ đối qui định này. Theo đó có thể hiểu rằng, ngoại trừ những trường hợp không bắt buộc phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nêu trên, còn lại tất cả các đối tượng khác hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ăn uống đều phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều kiện bắt buộc phải thực hiện trước khi bắt đồng triển khai hoạt động kinh doanh

Bên cạnh đó, để được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 34 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm quy định về những điều kiện đó như sau:

Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khi đã đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện thủ tục xin cấp Giầy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh đó.

3. Hình thức xử phạt đối với trường hợp không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cụ thể quy định như sau:

Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đền 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Nếu hành Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm theo Điều 317 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi mới nhất 2017.

Khuyến nghị

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936.358.102
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ cho doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm