Cho vay tiêu dùng qua các công ty tài chính là một trong những dịch vụ cho vay phổ biến hiện nay. Khi làm hồ sơ vay tiêu dùng qua các công ty tài chinh; người vay chỉ cần cung cấp một số thông tin như: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, thông tin liên lạc của người thân, bạn bè. Nếu bên vay trả nợ đúng hạn; công ty tài chính sẽ không làm phiền nhắc nhở. Tuy nhiên, trường hợp không trả nợ đúng hạn khoản vay; thì không chỉ người đi vay bị gọi điện, nhắn tin đòi nợ mà bạn bè, người hân xung quanh cũng bị làm phiền liên tục. Vậy khi bị công ty tài chính khủng bố điện thoại để đòi nợ thì phải làm gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN
Nội dung tư vấn
Công ty tài chính có được khủng bố điện thoại để đòi nợ hay không?
Quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của các công ty tài chính; tại điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN nêu rõ:
– Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật;
– Không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng; trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày,
– Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ;
– Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng; đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính; trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên; việc các công ty tài chính khủng điện thoại để đòi nợ với những người không có nghĩa vụ trả nợ như người thân, bạn bè của người vay là trái pháp luật. Đồng thời, việc gọi điện quá nhiều lần một ngày để đe dọa cũng như thúc ép những người quen biết với bên vay phải trả nợ cũng là bất hợp pháp.
Bị công ty tài chính khủng bố điện thoại để đòi nợ thì phải làm gì?
Nếu là người thân của bên vay và không có trách nhiệm phải trả nợ; khi bị công ty tài chính khủng bố điện thoại để đòi nợ thì có thể xử lý theo một trong hai cách sau khi bị công ty tài chính quấy rối:
– Soạn đơn khiếu nại gửi tới công ty tài chính để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.
– Gửi đơn tố cáo tới cơ quan thanh tra; giám sát ngân hàng hoặc các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; thành phố để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính; hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an nếu công ty tài chính tiếp tục có hành vi sử dụng điện thoại; các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, đe dọa tinh thần.
Công ty tài chính khủng bố điện thoại để đòi nợ sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; công ty tài chính có thể bị phạt hành chính 10-20 triệu đồng nếu vi phạm quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ như đe dọa, quấy rối; hoặc thúc giục người quen của bên vay trả nợ thay hoặc vi phạm trong việc:
– Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác; mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số; nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác
Pháp luật không cho phép các công ty tài chính khủng bố, đe dọa để đòi nợ; nhưng trên thực tế, hàng loạt những vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn thường xuyên xảy ra.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mang vòng hoa tang đi đòi nợ có thể bị xử lý về tội gì?
- Cấm FE Credit gọi điện đòi nợ người thân khách hàng
- Quy định về thanh toán hối phiếu đòi nợ
- Đòi nợ thuê có vi phạm pháp luật hay không?
Trên đây là bài viết viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Bị công ty tài chính khủng bố điện thoại để đòi nợ thì phải làm gì?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường găp
Mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự là 20%/năm, tương đương 1.666%/tháng.
Như vậy, chỉ khi cho vay với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự thì mới cấu thành tội cho vay lãi nặng. Cụ thể:
05 lần x 1,666% = 8,33%/tháng.
Do đó, chỉ khi cho vay với mức lãi suất 8,33%/tháng trở lên; thì bên cho vay sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Lãi suất cho vay của các công ty tài chính đối với khách hàng là do thỏa thuận.
Ngân hàng Nhà nước chỉ quyết định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.