Buôn bán vặt có phải đăng ký kinh doanh không?

bởi VanAnh
Buôn bán vặt có phải đăng ký kinh doanh không

Chào luật sư, hai vợ chồng tôi từ quê ra thành phố làm. Vì không có bằng cấp nên không tìm được việc như ý muốn và thời gian không phù hợp. Tôi thấy gần các trường học học sinh ăn vặt rất nhiều nên chúng tôi đang định kinh doanh xe đồ ăn vặt nhỏ nhỏ. Nhưng có người cùng khu trọ bảo tôi là cần đăng ký kinh doanh. Luật sư cho tôi hỏi Buôn bán vặt có phải đăng ký kinh doanh không? Mong luật sư giải đáp

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP giải thích như sau:

“Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này”

Theo đó có thể hiểu Đăng ký kinh doanh là việc các chủ thể được phép hoạt động kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký hoạt động đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép cho hoạt động kinh doanh của mình theo quy định pháp luật (một cách hợp pháp). Hay nói cách khác đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

Buôn bán vặt có phải đăng ký kinh doanh không?

– Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo đó đối với trường hợp cá nhân, đối với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, họ có thể không cần phải đăng ký kinh doanh theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, họ vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Buôn bán vặt có phải đăng ký kinh doanh không
Buôn bán vặt có phải đăng ký kinh doanh không?

Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại

– Trừ tr­ường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân  thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm sau đây:

  • Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;
  • Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
  • Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
  • Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển;
  • Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng;
  • Nơi tạm dừng, đỗ của ph­ương tiện giao thông đang tham gia l­ưu thông, bao gồm cả đ­ường bộ và đ­ường thủy;
  • Phần đ­ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung c­ư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đ­ường, lề đ­ường của đ­ường đô thị, đ­ường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho ng­ười và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ­ường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động th­ương mại;
  • Các tuyến đ­ường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan đ­ược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại;
  • Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nh­ưng không đ­ược sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại.

– Nghiêm cấm cá nhân hoạt động th­ương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động th­ương mại và tr­ưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đ­ường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung.

– Tr­ường hợp tiến hành hoạt động th­ương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động th­ương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó.

– Cá nhân hoạt động th­ương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong tr­ường hợp đ­ược yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động th­ương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong tr­ường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Buôn bán vặt có phải đăng ký kinh doanh không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Quy trình cấp sổ hồng dự án chung cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kinh doanh?

Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
– Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
– Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.

Đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp có khác nhau không?

Trước đây, Luật doanh nghiệp 1999 và cả Luật doanh nghiệp 2005 đều sử dụng “đăng ký kinh doanh” thay vì “đăng ký doanh nghiệp” như hiện nay. Quá trình chuyển từ sử dụng thuật ngữ “đăng ký kinh doanh” sang “đăng ký doanh nghiệp” mang ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự tiến bộ trong tư duy lập pháp nước nhà.
Về bản chất, hai thuật ngữ này được sử dụng giống nhau đề là thủ tục đăng ký khai sinh ra doanh nghiệp, điều chỉnh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhưng xét về mặt câu chữ, có có sự khác biệt trên một số phương diện như:
– Đăng ký kinh doanh đề cập đến mục đích hoạt động quản lý của nhà nước;
– Đăng ký doanh nghiệp hướng đến hậu quả trực tiếp là doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể thấy, phạm vi áp dụng của đăng ký kinh doanh rộng hơn đăng ký doanh nghiệp bởi chủ thể muốn thành lập doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh. Mà bên cạnh đó, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể cũng phải đăng ký kinh doanh. Do đó:
– Đăng ký kinh doanh áp dụng với 03 đối tượng: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp;
– Đăng ký doanh nghiệp áp dụng với doanh nghiệp, cụ thể: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm