Chào Luật sư, công ty tôi vừa sáng chế ra được một thiết bị có thể tự động cảm ứng phát hiện hiện vật lạ có trong sản phẩm ngũ cốc chính vì thế tôi muốn đăng ký sáng chế cho sản phẩm của mình trước khi chúng được công bố và tiến hành kinh doanh trên thị trường. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi các bước làm thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế năm 2023 như thế nào ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về các bước làm thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tại sao phải đăng ký bản quyền sáng chế?
Khi một sáng chế có ích cho đời sống được sinh ra trong thời buổi công nghiệp hiện nay, thì nó có thể giúp một cá nhân, một tổ chức nào đó giàu lên một cách nhanh chóng. Chính vì thế có rất nhiều người muốn cướp các sáng chế có sẳn của người khác sau đó tiến hành nhân bản và kinh doanh. Để ngăn ngừa cho các hành động phi pháp đó, việc đăng trí bảo hộ sở hữu trí tuệ là một biện pháp cần thiết. Khi pháp luật đẫ xác định một sáng chế thuộc sở hữu của một đối tượng cụ thể thì không ai có thể tuỳ ý sử dụng chúng khi chủ sở hữu chưa cho phép.
Đăng ký bản quyền sáng chế cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để có thể đăng ký bảo hộ trí tuệ thành công cho một sáng chế thì bản thân sáng chế đó cần phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về tính pháp lý. Trong đó có các yêu cầu về tính mới, không có sự trùng lập với các sản phẩm sáng chế trước đó, phải có sự sáng tạo trọng việc tìm ra và chế tạo nên các sáng chế và phải có khả năng áp dụng trong một ngành công nghiệp nào đó cụ thể. Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì sáng chế không được bảo hộ.
Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:
“– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế bao gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế hiện nay được Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định gồm 02 loại hồ sơ, trong đó có 04 nhóm hồ sơ thuộc loại bắt buộc và 04 nhóm hồ sơ thuộc loại không bắt buộc. 04 nhóm hồ sơ thuộc loại bắt buộc bao gồm 02 mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế, 02 bản mô tả sáng chế, 02 mẫu tóm tắt mẫu sáng chế đăng ký và chứng từ nộp lệ phí khi đăng ký bản quyền sáng chế.
Theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định về hồ sơ đăng ký bản quyền sáng chế năm 2023 như sau:
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký, hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:
- 02 tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế (Mẫu);
- 02 bản mô tả sáng chế (Gồm: phần mô tả; yêu cầu bảo hộ; hình vẽ nếu có);
- 02 bản tóm tắt sáng chế đăng ký;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Các bước làm thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế năm 2023
Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế năm 2023 hiện nay được thực hiện thông qua 03 bước chính. Bước một chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế. Bước hai nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ gần nhất nơi bạn đang sinh sống. Bước ba, đợi phía cơ quan giải quyết hồ sơ cho bạn và hẹn lịch gặp mặt công bố quyết định có công nhận sáng chế của bạn và bảo hộ sáng chế đó hay không.
Theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định về thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế năm 2023 như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như đã miêu tả
– Bước 2: Người có yêu cầu sẽ tiến hành nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Có ba địa điểm chính để nộp trực tiếp gồm:
- Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hoặc nộp online qua Cổng thông tin trực tuyến: http://www.noip.gov.vn.
– Bước 3: Nhận kết quả đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.
Chi phí:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế tại Việt Nam
Một số lưu ý mà người nộp hồ sơ cần phải biết khi thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế tại Việt Nam đó chính là ácc lưu ý về mô tả thông tin sáng chế của bạn. Bởi việc mô tả sẽ giúp cho các cơ quan chức năng có sự đánh giá khách quan nhất về việc sáng chế của bạn có sáng tạo không, nó có các đặt điểm như thế nào và nó có thật sự áp dụng được trong một ngành công nghiệp nào đó ở Việt Nam hay là không.
“Phần mô tả thuộc bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được yêu cầu bảo hộ. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền sáng chế); làm rõ tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).
Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Các bước làm thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;
– Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ sau khi đơn đã vào giai đoạn quốc gia;
– Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.
– Các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ, kể cả đối với đơn tách, được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp gồm: các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; tên, quốc tịch của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ (chuyển nhượng đơn, tách đơn, số đơn gốc của đơn tách…); bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có); bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo; tóm tắt tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
– Việc sửa đổi, bổ sung đơn và thay đổi liên quan đến các thông tin nêu tại điểm a trên đây cũng được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp
Yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc gồm các tài liệu sau đây:
– Văn bản yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc;
– Tài liệu chứng minh căn cứ dẫn đến việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện, đồng thời việc chấm dứt sử dụng sáng chế không gây thiệt hại cho người được
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc;
– Giấy ủy quyền (nếu nộp yêu cầu thông qua đại diện);
– Bản sao chứng từ nộp lệ phí.