hiện nay, có rất nhiều công ty được thành lập theo quy định của pháp luật về luật doanh nghiệp. Đồng thời, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau ví dụ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Trong đó việc thành lập công ty hợp doanh là một lựa chọn rất đúng đắn, dựa trên sự tin tưởng, uy tín của những cá nhân với nhau hoặc những tổ chức với nhau để thành lập nên công ty hợp doanh tại Việt Nam. Hiện nay có bao nhiêu công ty hợp doanh ở Việt Nam? Cùng luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Các công ty hợp doanh ở Việt Nam hiện nay” thông qua bài phân tích pháp lý dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Các công ty hợp danh ở Việt Nam
Loại hình doanh nghiệp công ty Hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn rất nhiều. Bên cạnh đó, có một số ngành nghề thì loại hình này hầu như được lựa chọn trong các ngành nghề đó.
Công ty hợp danh là loại hình công ty, trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh là công ty góp danh là loại hình đặc trưng của công tu đối nhân.
– Thành viên hợp danh và trách nhiệm của thành viên hợp danh:
+ Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết nghĩa vụ tài chính công ty nếu tài sản của công ty không đủ để tranh trải số nợ của công ty.
+ Các thành viên hợp danh đều là các đồng sở hữu trong công ty và họ có quyền quyết định ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành công ty mà không tính đến phần vốn góp vào công ty nhiều hay ít.
+ Thành viên hợp danh của công ty không được là chủ doanh nghiệp tư nhân, không được là thành viên hợp danh của công ty khác, nếu không được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trong công ty.
– Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh:
+ Có sự rõ ràng về tài sản của Công ty và tài sản của thành viên hợp danh.
+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được đăng ký doanh nghiệp.
– Thành viên góp vốn và trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh:
+ Thanh viên góp vốn được quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Hội đồng thành viên nhưng những phiếu của họ không có giá trị ảnh hưởng đến nội dung của cuộc họp.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty tỏng phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Việc huy động thêm thành viên góp vốn giúp tháo gỡ được khó khăn tài chính mà công ty hợp danh đang gặp phải.
– Huy động vốn của công ty hợp danh:
Huy động vốn bằng các hình thức như tăng vốn góp, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới,… Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Cơ cấu tổ chức của công ty:
+ Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên.
+ Về nguyên tắc cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành viên thỏa thuận quy định trong Điều lệ công ty.
Tên các công ty hợp danh ở Việt Nam
Hiện nay, các công ty hợp danh thường được lựa chọn rất nhiều đặc biệt là các công ty ngành luật, ví dụ như:
– Công ty Luật Hợp Danh Niềm Tin Việt.
Địa chỉ: Số 1 – Lô 13A trung Yên 6 – phố Trung Hòa – phường Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
– Công ty Đấu giá Hợp danh Bắc Trung Nam:
Địa chỉ: Số 6 Mặc Thái Tổ – Yên Hỏa – Cầu Giấy – Hà Nội.
– Công ty Luật hợp danh Đông Thành:
Địa chỉ: Số 1 Trung Hòa – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
– Công ty Luật Hợp danh Hoàng Đàm và Toàn cầu:
Địa chỉ: Số 376 Đê La Thành – Thành Công – Đống Đa – Hà Nội.
Phân tích các đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh
Thứ nhất, cũng như đặc tính chung của các công ty đối nhân, mỗi thành viên trong công ty hợp danh đều có phần của mình trong công ty gọi là phần lợi. Phần của mỗi người tương ứng với phần vốn góp của họ vào công ty. Phần vốn góp của các thành viên có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau và có đặc tính là không được tự do chuyển nhượng.
Thứ hai, Công ty hợp danh phải hoạt động dưới một hãng chung, mặc dù vậy các thành viên đều có tư cách thương nhân. Các thành viên kết hợp cái “danh tính” của mình thành ra hội danh tức là cái danh tính của công ty. Vì vậy, các thành viên phải có năng lực cần thiết, các thành viên phải ghi tên vào danh bạ thương mại. Khi công ty bị phá sản thì các thành viên cũng bị phá sản thương nhân.
Thứ ba, trong công ty hợp danh, các thành viên chịu trách nhiệm bản thân, liên đới vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Điều đó được thể hiện như sau:
– Các thành viên chịu trách nhiệm một cách trực tiếp, cơ bản, vì chủ nợ có quyền đòi bất kì ai với toàn bộ số tiền nợ.
– Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kì thành viên nào. Nêu họ có thoả thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyên sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản.
– Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài sản riêng rất đơn giản và nói chung khó kiểm soát, về nguyên tắc, ngay khi một thành viên chưa được hưởng chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên là rất lớn.
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Các công ty hợp danh ở việt nam hiện nay”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, thành lập công ty hợp danh..của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Công ty hợp danh là loại hình công ty, trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh là công ty góp danh là loại hình đặc trưng của công tu đối nhân.
Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài sản riêng rất đơn giản và nói chung khó kiểm soát, về nguyên tắc, ngay khi một thành viên chưa được hưởng chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên là rất lớn.