Các dụng cụ bắt buộc phải trang bị trên xe ô tô để chữa cháy, thoát hiểm

bởi Luật Sư X
Việc em học sinh trường Gateway bị thiệt mạng do bị bỏ quên trên xe đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo đối với chúng ta mỗi khi là hành khách di chuyển trên các phương tiện như tàu, xe ô tô, máy bay,…. Để tâm quan sát tới những trang thiết bị dụng cụ dùng để chữa cháy, thoát hiểm và những lối thoát hiểm trước khi khởi hành mỗi chuyển đi luôn là một việc làm quan trọng đối với mỗi người, có thể sẽ cứu mạng chúng ta trong những khi có biến cố xảy ra. Pháp luật cũng có những quy định về quy chuẩn đối với những trang thiết bị dùng để chưa cháy và thoát hiểm mà các chủ phương tiện bắt buộc phải trang bị. Luật sư X xin chia sẻ tới các bác những quy chuẩn cụ thể đối với các dụng cụ xe ô tô qua bài viết sau đây.

Căn cứ:

  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP
  • Thông tư 57/2015/TT-BCA
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BGTVT (Được ban hành kèm Thông tư 87/2015/TT-BGTVT

Nội dung tư vấn

1. Quy chuẩn về các trang thiết bị để phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm đối với xe ô tô

Xe ô tô được coi là một nguồn nguy hiểm cao độ khi lưu thông trên đường, một phần vì với việc được thiết kế bằng hàng ngàn chi tiết, linh kiện phức tạp trong đó có hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu cũng khiến những chiếc ô tô có khả năng gặp rủi ro về cháy nổ cao trong những trường hợp nhất định. Do đó, để phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn cho những hành khách và lái xe, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành những quy chuẩn đối với các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và dụng cụ thoát hiểm trên mỗi phương tiện ô tô.

Tại mục 2.28 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BGTVT có quy định về việc bắt buộc một số phương tiện ô tô cần phải trang bị các thiết bị như sau: 
  • Bình chữa cháy: Các loại xe chở hàng dễ cháy nổ, xe khách từ 16 chỗ ngồi trở lên phải được trang bị bình chữa cháy.
  • Bộ dụng cụ sơ cứu: Các loại xe khách từ 16 chỗ ngồi trở lên phải có nơi để đặt một hay nhiều tủ hoặc túi cứu thương (chứa các dụng cụ sơ cứu). Thể tích của tủ hoặc túi cứu thương không được nhỏ hơn 7 dm 3 và có kích thước nhỏ nhất không được nhỏ hơn 80 mm. Các vị trí đặt tủ hoặc túi cứu thương phải dễ dàng lấy để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Theo đó Bộ Giao thông vận tải quy định quy định đối với các đối tượng là các xe chở hàng hóaxe chở khách từ 16 chỗ ngồi trở lên sẽ bắt buộc phải trang bị những vật dụng như bình chữa cháy và bộ dụng cụ sơ cứu. Tuy nhiên, bên cạnh Bộ Giao thông vận tải thì Bộ công an cũng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và quản lý các phương tiện ô tô khi tham gia giao thông. Do vậy, Bộ công an đã ban hành Thông tư 57/2015/TT-BCA quy định về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó tại phụ lục 1 được ban hành kèm Thông tư 57 quy định: 

STT

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên

Danh mục, định mức trang bị

Bình bột chữa cháy loại dưới 4kg hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khíCO2 chữa cháy loại dưới 4kg

Bình bột chữa cháy loại từ 4kg đến 6kg hoặc bình bọt chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại từ 4kg đến 6kg

Bộ dụng cụ phá dỡchuyên dùng: Kìm cộng lực, búa, xà beng

Đèn pin chuyên dụng

Găng tay chữa cháy

Khẩu trang lọc độc

1.

Ô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi

1 bình

2

Ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên

2.1

Ô tô từ 10 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi

1 bình

1 bộ

1 chiếc

1 đôi

1 chiếc

2.2

Ô tô từ 16 đến 30 chỗ ngồi

1 bình

1 bình

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

2.3

Ô tô trên 30 chỗ ngồi

1 bình

2 bình

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

3.

Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo

1 bình

1 bình

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

Như vậy, tất cả các loại xe ô tô từ 4 chô ngồi tới trên 30 chỗ ngồi và các phương tiện rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được dùng vào mục đích chở hành khách thì chủ phương tiện bắt buộc phải trang bị bình bột chữa cháy loại dưới 4kg hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại dưới 4kg. 

Đối với những xe có từ 10 chỗ ngồi trở lên tới trên 30 chỗ ngồi thì còn phải trang bị thêm các bình bột chữa cháy có khối lượng hoặc dung tích cao hơn, số lượng tùy thuộc vào số hành khách mà xe đó có thể chuyên chở. Bên cạnh đó, các xe từ 10 chỗ ngồi trở lên còn phải được trang bị đầy đủ các vật dụng như Bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng; Kìm cộng lực, búa, xà beng; Đèn pin chuyên dụng; Găng tay chữa cháy; Khẩu trang lọc độc. Đây là những trang bị rất hữu ích và cần thiết cho hành khách thoát hiểm và cứu chữa mỗi khi sự cố xảy ra.

2. Xử phạt Đối với những phương tiện bắt buộc phải trang bị những trang thiết bị, dụng cụ để chữa cháy, thoát hiểm mà chủ xe không trang bị đầy đủ thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều kiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó).

Như vậy, các chủ phương tiện ô tô, nhất là những phương tiện trên 10 chỗ ngồi phải lưu ý để trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo quy chuẩn và quy định của pháp luật. Việc đó không chỉ nhằm tránh việc bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính mà còn nhằm đảm bảo sự an toàn đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách và của chính lái xe trong các tình huống khẩn cấp. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm trong những tình huống khản cấp cũng cần được triển khai rộng rãi. Đặc biệt là đối với tuyên truyền, phổ biến tới các nhà trường để có biện pháp giáo dục các em học sinh để tránh những trường hợp đau lòng xảy ra đối với em học sinh trường Gateway vừa qua. Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Các dụng cụ bắt buộc phải trang bị trên xe ô tô để chữa cháy, thoát hiểm. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm