Chỉ dẫn địa lý là gì?

bởi MinhThu
Chỉ dẫn địa lý là gì?

Khi nói tới Champagne người ta biết đó là rượu vang được sản xuất vùng Champagne của Pháp hay một phần nào đó người tiêu dung đã biết được Phan Thiết là nước nắm nổi tiếng có chất lượng đặc thù không lẫn với các loại nước mắm khác của các vùng như Phú Quốc hay Nha Trang,..hay Bình Thuận được biết đến là cội nguồn của những trái thanh long có hương vị đặc trung được trồng tại vùng đất tỉnh Bình Thuận khác với các loại thanh long ở những vùng khác như tại Long An,… Tại sao chúng ta lại biết được như vậy, đó là có sự chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm và đó được gọi là chỉ dẫn địa lý. Vậy chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ? Trường hợp không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Lợi ích của nó là gì?…  Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009;

Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

Các văn bản hướng dẫn có liên quan khác.

Nội dung tư vấn

1. Chỉ dẫn địa lý là gì?

Căn cứ theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

…. 22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Theo đó dấu hiệu chỉ dẫn địa lý có thể là:
  • Tên địa danh: tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố, huyện, tên làng xã như chè Tân Cương, chuối ngự Đại Hoàng; tên ngọn núi, đảo, sông, chợ: Sâm Ngọc Linh, gạo Chợ Đào,…
  • Hình ảnh, biểu tượng đặc trưng
  • Sản phẩm: nông sản, hàng thủ công nghiệp: chiếu cái Nga Sơn, nón lá Huế
Một số ví dụ cụ thể về chỉ dẫn địa lý:
  • Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” (Hòa Bình) cho sản phẩm cam: Cam Cao Phong có vỏ quả màu vàng đậm, tép màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt đậm.
  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm hạt tiêu: Hạt tiêu Quảng Trị có vị cay và vị thơm đặc trưng.

2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì chỉ dẫn đó phải đáp ứng các điều kiện theo luật định.

Tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định:

Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các điều kiện trên được hướng dẫn xác định cụ thể như sau:

  • Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
  • Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
  • Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
  • Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
  • Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
  • Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Theo quy định trên khi một sản phẩm muốn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì phải thỏa mãn cả 2 điều kiện trên. Nếu thiếu một trong hai sẽ không được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

3. Các trường hợp không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Xuất phát từ bản chất của chỉ dẫn địa lý là nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể biết được nguồn gốc, đặc trưng của sản phẩm của khu vực nên pháp luật quy định một số các đối tượng sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.

Theo Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định:

Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam

2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

4. Lợi ích của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Thực tế đã chứng minh việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa và vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đó là:

Thứ nhất,

bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản của địa phương: đây là hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị hàng hóa trong nước, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu.

Thứ hai,

giúp bảo đảm quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng: Bởi lẽ chỉ dẫn địa lý được xem như là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó chỉ dẩn địa lý được bảo hộ thì cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn cũng như duy trì và đảm bảo chất lượng hàng hóa sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân và những người kinh doanh, công ty vận tải,…

Thứ ba,

chỉ dẫn địa lý là động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hóa: chỉ dẫn địa lý là điều kiện để phát huy các lợi thế của địa phương để phát triển những sản phẩm đặc biệt.

Thứ tư,

góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế: sự tin tưởng của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm do đã được bảo hộ; đồng thời cũng bảo vệ được bí quyết công nghệ, thúc đẩy phát triển nông thôn. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là phương thức để phát triển hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm tới người tiêu dùng.

Lưu ý:
  • Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý không xác định thời hạn bởi vì nó sẽ kết thúc khi chất lượng sản phẩm không còn.
  • Chỉ dẫn địa lý khác với chỉ dẫn nguồn gốc. Chỉ dẫn nguồn gốc chỉ là dấu hiệu nêu ra tên địa lý của một quốc gia, một khu vực hay một vùng cụ thể nơi sản phẩm được tạo ra mà không cần dựa trên chất lượng hay tính chất đặc thù của sản phẩm và nó không phải là sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm. Ví dụ: Made in Vietnam,…

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm