Chỉ người khác cách để có con trai có bị phạt không?

bởi VanAnh
Chỉ người khác cách để có con trai có bị phạt không

Các quan niệm xã hội đòi hỏi con trai phải gánh vác việc thờ cúng tổ tiên; con trai giúp củng cố địa vị của cha mẹ trong dòng họ… Theo phong tục truyền thống ở nhiều địa phương; chỉ có con trai mới được kế thừa tài sản của cha mẹ, vị thế của người phụ nữ không được coi trọng… Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ. Trong dân gian, người ta thường mách nhau nhiều cách để có con trai. Có nhiều cách rất vô lý, không có cơ sở khoa học. Vậy hành vi Chỉ người khác cách để có con trai có bị phạt không? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hiện nay, Mất cân bằng giới tính đang xảy ra nghiêm trọng. Mất cân bằng giới tính có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế; xã hội của đất nước và ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình và cộng đồng; sẽ gây ra những hậu quả lâu dài về mặt xã hội; và nhân khẩu học như gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm; làm tăng tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ; trẻ em gái và các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái; làm gia tăng bất bình đẳng giới, ly hôn, bất ổn xã hội, suy giảm sức khỏe, sức khỏe sinh sản…

Vì vậy những hành vi phân biệt giới tính sẽ bị xử phạt thích đáng

Giới tính là gì? Phân biệt giới tính là gì?

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng; của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận; hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ; gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Hậu quả của việc lựa chọn giới tính

Với tình trạng hiện nay tại Việt Nam; tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai; dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050; Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ.

Bên cạnh đó, mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cộng đồng; làm tăng tệ nạn mại dâm; HIV/AIDS, nạn buôn bán phụ nữ; trẻ em gái và các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái; bất bình đẳng, ly hôn; bất ổn xã hội…

Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ do tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ; và kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời. Trì hoãn hôn nhân trong nam giới; hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân là những khả năng có thể xảy ra trong tương lai; do tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai.

Chỉ người khác cách để có con trai có bị phạt không?

Theo quy định hiện hành, việc chỉ cho người khác cách để có con trai; (ví dụ: cần ăn gì, nên làm gì, uống thứ gì…) là vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính.

Điều 97 Nghị định 117/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ có quy định:

Điều 97. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;

b) Tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán, cho thuê, phân phát, đưa lên mạng internet xuất bản phẩm, bài viết có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;

b) Đăng, phát thông tin có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dịch, xuất bản, sản xuất, in, phát hành, nhân bản, sao chụp xuất bản phẩm, bài viết có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là xuất bản phẩm, bài viết, tài liệu thông tin, tuyên truyền đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được thì buộc tiêu hủy sản phẩm có yếu tố vi phạm.

Bác sĩ chuẩn đoán giới tính thai nhi bị xử lý như thế nào?

Khoản 2 Điều 98 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm; hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, chế tài xử lý đối với cá nhân vi phạm là phạt tiền 5-10 triệu; với tổ chức là 10-20 triệu đồng (khoản 5 Điều 4 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi còn bị áp dụng hình thức xử lý bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động; chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 1-3 tháng.

Quyền bình đẳng giới ở Việt Nam

Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người và được coi như một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Quyền bình đẳng giới là vấn đề quan trọng trong thực hiện quyền bình đẳng.

Tại khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. 

Do đó, bất kỳ ai có hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới đều bị xử lý theo quy định pháp luật

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chỉ người khác cách để có con trai có bị phạt không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bắt mạch để xác định giới tính thai nhi bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của pháp luật; sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bên cạnh việc phân biệt giới tính giữa nam và nữ; còn tồn tại sự phân biệt nào khác về giới không?

Bên cạnh việc phân biệt giới tính giữa nam và nữ; còn rất nhiều sự phân biệt khác như phân biệt giữa nam, nữ với những bạn thuộc giới tính thứ 3. Nhiều trường hợp, việc phân biệt xuất phát từ gia đình; đẩy chính những bạn đó vào hậu quả đáng tiếc.

Tuyên truyền phương pháp xác định giới tính thai nhi có bị phạt?

Nghị định 117/2020 cũng quy định người nào tuyên truyền, phổ biến phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn hoặc tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm