Thực ra, nhà nước đã cho phép cá cược bóng đá từ ngày 31/3/2018 và các doanh nghiệp cũng được quyền kinh doanh ngành nghề này. Tuy nhiên, chơi hay kinh doanh cá độ bóng đá cần đáp ứng nhiều điều kiện nhất định?
Căn cứ
Nội dung tư vấn
Điều kiện cơ bản
Theo tìm hiểu của tôi, đến thời điểm này thì chưa có một đơn vị nào được phép kinh doanh cá cược bóng đá tại Việt Nam. Tức là đa số những đơn vị trên thị trường đều là kinh doanh không phép và vi phạm pháp luật. Người chơi tại những đơn vị đó cũng được coi là hành vi vi phạm.
Các loại hình được kinh doanh được quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2017/NĐ-CP, bao gồm:
Điều 5. Loại hình đặt cược
Các loại hình đặt cược được phép kinh doanh bao gồm:
1. Đặt cược đua ngựa.
2. Đặt cược đua chó.
3. Đặt cược bóng đá quốc tế.Có thể thấy rằng, nếu được phép kinh doanh cá cược thì sẽ không được đặt cược giải bóng đá của Việt Nam như V-league và không thuộc phạm vi kinh doanh ngành này theo quy định nói trên.
Mức xử phạt
Như vậy, nếu người chơi chơi không đúng chỗ; người kinh doanh kinh doanh không được phép thì đều là hành vi vi phạm. Tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Cá độ bóng đá được coi là đánh bạc. Bộ luật Hình sự 2015 đã có quy định chi tiết về tội đánh bạc cụ thể tại Điều 321:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá; từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này; hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó, đối với tội danh “Đánh bạc” thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Vậy thì trong trường hợp nào thì đánh bạc sẽ bị xử lý hình sự?
Căn cứ để áp dụng các biện pháp xử lý hình sự với tội danh trên phụ thuộc vào giá trị tài sản mà người đó mang đi đánh bạc. Giá trị tài sản này được xác định là toàn bộ số tiền có trên “chiếu bạc”, “màn bạc” mà những “con bạc” sử dụng để thực hiện hành vi đánh bạc này.
Theo Điều 321 thì người nào đánh bạc trái phép mà có giá trị tài sản từ 5.000.000đ (năm triệu đồng) trở lên thì sẽ bị coi làm căn cứ để xử lý hình sự, còn dưới 5.000.000đ thì sao?
Trong trường hợp chỉ bị xử phạt hành chính; con bạc sẽ có thể bị xử với mức phạt như sau:
Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm; tú lơ khơ, tam cúc; 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế; hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược bằng tiền; hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
……
Hi vọng rằng trong tương lai sẽ có nhiều doanh nghiệp được phép kinh doanh chính thức loại hình này đồng thời người dân được công khải thể hiện đam mê, sở thích ủng hộ đội bóng mình yêu.
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Chơi lô đề thì bị xử phạt bao nhiêu và mức phạt cụ thể
- Chơi game có phải đăng ký thông tin cá nhân
- Chơi net buổi đêm có bị phạt không?
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về các dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Câu hỏi thường gặp
Xử phạt hành vi cá độ khi đối tượng tham gia cá độ bóng đá trên 5 triệu đồng, hoặc tham gia đánh bạc dưới bất kỳ hình thức được thua bằng tiền thì mới tiến hành xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Nếu không tham gia thì không bị xử phạt.
Đánh bạc được thực hiện dưới các dạng hành vi bao gồm: tổ tôm, xóc đĩa, cá độ, lô đề,… Nếu người tham gia cá độ bóng đá với mức tiền trên 5.000.000 đồng thì sẽ coi hành vi cá độ bóng đá là đánh bạc và bị xử lý hình sự theo Điều 321.
Quảng cáo ứng dụng cá độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo với mức phạt tiền từ 1-90 triệu đồng.
Ngoài ra hành vi quảng cáo còn có thể bị xử lý về Tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật hình sự 2015.