Chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá trên đường vận chuyển; Hiện nay trên thực tế vấn đề này vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi; các thương nhân xác lập quan hệ mua bán nhưng lại không biết quyền sở hữu lúc nào chuyển giao. Thời điểm chuyển rủi ro trên thực tế rất nhiều người nhầm rằng họ không xác định được thời điểm giao kết; dẫn đến hậu quả là không biết bên nào nhận rủi ro về mình.
Dưới đây chính là bài phân tích để giúp bạn phân biệt được trường hợp này trên thực tế. Hãy đồng hành cùng với Luật sư X để nâng cao kiến thức pháp lí mỗi ngày nhé.
Căn cứ pháp lí
Chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá là gì?
Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa. Rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do các hiện tượng khách quan gây nên (do thời tiết, do tai nạn bất ngờ, do tính chất của hàng hóa,…).
Rủi ro là điều mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn vì nếu rủi ro xảy đến thì đồng nghĩa với việc bên gánh chịu rủi ro bị thiệt hại. Do vậy, việc phân định rủi ro trong thời điểm nào bên bán phải chịu những mất mát, hư hỏng của hàng hóa; từ thời điểm nào những hư hỏng, mất mát đó được chuyển cho bên mua.
Nó có ý nghĩa quan trọng, về cả mặt pháp lý và thực tiễn; bởi đôi khi ranh giới giữa việc hàng hóa nguyên vẹn hay hư hỏng chỉ cách trong gang tấc; nhưng lại ảnh hưởng tới trách nhiệm của một bên nhất định, thậm chí là kết quả của cả giao dịch mua bán.
Pháp luật quy định về chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Có nghĩa là, hàng hoá đang trên đường vận chuyển ở đây là chuyến xe đó phải đang lăn bánh/ tàu hàng vận chuyển trên đường. Chứ không phải là đang thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng. Hãy xem ví dụ phân biệt dưới đây:
Ví dụ: Hợp đồng thỏa thuận: A-bên bán (trụ sở Thành phố C) giao hàng cho bên mua-B tại kho của B (trụ sở Thành phố D). Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ C ra D, tới E thì gặp phải sự cố về thời tiết nên hàng bị hư hỏng. Đây không phải là trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển; mà là hàng hóa đã được mua bán và đang trong thời gian vận chuyển. Do bên bán chưa giao hàng đến được địa điểm xác định mà các bên thỏa thuận; nên bên bán-A sẽ phải gánh chịu rủi ro.
Ví dụ: A (Việt Nam) thỏa thuận bán cho B (Thái Lan) một số lượng Hải sản; và A chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở B. Khi xe chuyên chở Hải sản của A đang trên đường giao hàng; thì A nhận được thông báo của B tại Thái đang xuất hiện vùng dịch; và hàng hóa bị cấm nhận khẩu. Lúc này bên C (Việt Nam) biết tin và có nhu cầu mua lại; A đồng ý và hai bên tiến hành giao kết hợp đồng. Như vậy, kể từ thời điểm bên A và bên C giao kết hợp đồng, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được chuyển giao cho bên mua. Đây là trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển.
Phân biệt chịu rủi ro Điều 60 Luật Thương mại với chịu rủi ro ở trường hợp khác
Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng (Điều 35; 57 Luật Thương mại 2005)
Trừ trường hợp có thoả thuận khác,
– Vấn đề này được chúng tôi chia làm hai trường hợp:
+ Khoản 1 Điều 35; Đúng địa điểm đã thoả thuận – khi xác định phải có địa chỉ rõ ràng,
+ Tại điểm c Khoản 2 Điều 35 có quy định: Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
Ví dụ: Nói đến Hải Phòng liên quan đến Cảng biển; khi vận chuyển đến Cảng thì không nhất thiết biết rõ đúng địa chỉ trị sở bên mua nơi đặt trụ sở; khi đến nơi chỉ cần bên bán gọi điện cho bên mua và tháo xếp gỡ tại những địa điểm chứa hàng đã biết/ (gọi là sửa đổi bổ sung hợp đồng sau này).
Vậy thời điểm chịu rủi ro này sẽ thuộc về bên bán hàng hoá vì có thể xác định được địa điểm.
Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định (Điều 58 Luật Thương mại 2005)
Trừ trường hợp có thoả thuận khác,
– Hợp đồng mua bán hàng hoá phát sinh từ một hợp đồng vận chuyển riêng; hoặc một điều khoản vận chuyển riêng về viêc vận chuyển hàng hoá
– Hợp đồng này phải liên quan đến người thứ ba; có thể do các bên thoả thuận kí kết với người thứ ba hoặc 1 bên kí kết (thường bên bán)
Thì lúc này rủi ro mới được chuyển cho bên bán khi giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Nhận thức đúng thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá trên đường vận chuyển”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp:
Để hạn chế rủi ro khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; các bên nên chú ý đến các điều kiện có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Từ đó phải thể hiện rõ ràng thoả thuận đó trong hợp đồng để tránh xảy ra tranh chấp không đáng có. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu cần hỗ trợ.
Căn cứ Điều 62 luật thương mại 2005:
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận và pháp luật có quy định khác. Quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
Theo Điều 441 bộ luật dân sự 2015:
Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua; bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu. Bên bán sẽ chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký; bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.