Trong quá trình công ty đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân họ có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư này của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chú đầy đủ vào sổ kế toán. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chủ doanh nghiệp tư nhân có được phép giảm vốn đầu tư” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là khoản vốn mà chủ doanh nghiệp tư nhân đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp sẽ do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam (VND), ngoại tệ, vàng và các tài sản khác. Đối với các loại vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại, số lượng và giá trị còn lại.
Toàn bộ các khoản vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê. Nếu được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký. Thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được phép giảm vốn đầu tư
Tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:
“Điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Như vậy, nếu doanh nghiệp tư nhân của hoạt động không hiệu quả thì bạn được phép giảm vốn đầu tư so với vốn ban đầu. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Mức phạt khi chủ doanh nghiệp vi phạm về giảm vốn đầu tư
Tại Điều 56 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về doanh nghiệp tư nhân như sau:
“Điều 56. Vi phạm về doanh nghiệp tư nhân
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
b) Không ghi chép đầy đủ việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư; toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào sổ kế toán;
c) Không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký;
d) Thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
đ) Mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này”
Theo đó, trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký mà không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi giảm vốn thì chủ doanh nghiệp tư nhân có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Cách thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định chung thì tài sản của doanh nghiệp tư nhân sẽ bao gồm vốn vay, vốn tự có, lợi nhuận còn lại trong hội đồng công ty. Vì vậy, do không thể phát hành trái phiếu nên khi có phát sinh nhu cầu về vốn, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cách duy nhất đó là đầu tư thêm. Chủ công ty có thể sử dụng các tài khoản khác của mình để đầu tư hoặc tiến hành vay vốn ngân hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá năm 2022
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội mới năm 2022
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, trọn gói
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chủ doanh nghiệp tư nhân có được phép giảm vốn đầu tư” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ đăng ký bản quyền tại Bắc Giang … Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 191, Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về cho thuê, bán doanh nghiệp tư nhân như sau:
“Điều 191. Cho thuê doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.”
Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể cho thuê hoặc bán hẳn doanh nghiệp của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu bạn có nhu cầu thì cũng có thể cho thuê hoặc bán doanh nghiệp.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Theo khoản 4 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.