Bạn đang thắc mắc về vấn đề Cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế? Bạn băn khoăn không biết pháp luật quy định như thế nào về Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế? Liệu Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? Luật sư X sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này ngay sau đây.
Cơ sở pháp lý
Thế nào là khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế?
Điều 15,16,17 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định:
– Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
– Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
– Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Quy định về hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế?
– Căn cứ quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng thuộc khu kinh tế.
– Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi và áp dụng các phương thức huy động vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Khái niệm về văn phòng đại diện
Theo Khoản 2, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Văn phòng đại diện (VPĐD) là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”.
Có nghĩa là, văn phòng đại diện không được phép thực hiện các hoạt động sinh lời, phát sinh doanh thu. Các hoạt động được cho phép như: Liên lạc, đẩy nhanh tiến độ dự án…
Ví dụ: Doanh nghiệp X sản xuất và kinh doanh sản phẩm Y, thì:
VPĐD của doanh nghiệp X không được phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm Y;
Chỉ được thực hiện các hoạt động không nhằm mục đích sinh lời theo ủy quyền của doanh nghiệp X hoặc người đứng đầu doanh nghiệp X.
Cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế?
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Thông tư 12/2020/TT-BKHĐT cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế như sau:
a) Điều kiện, tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Căn cứ biên chế và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý và việc hợp nhất, sáp nhập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong trường hợp không đáp ứng điều kiện, tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV, cụ thể như sau:
– Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý bao gồm: các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Văn phòng Ban Quản lý; Văn phòng đại diện tại khu công nghiệp, khu kinh tế (nếu có); đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ không quá 05 phòng với tên gọi như sau: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Quản lý đầu tư; Phòng Quản lý doanh nghiệp; Phòng Quản lý tài nguyên và môi trường; Phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng.
Đối với các địa phương có số lượng lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế từ 50.000 lao động trở lên, Ban Quản lý được bổ sung, thành lập Phòng Quản lý lao động.
Đối với các địa phương có từ 200 dự án đầu tư trở lên đang hoạt động với tổng đầu tư đăng ký trên 2,5 tỷ USD hoặc 100 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 5,0 tỷ USD trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban Quản lý được bổ sung, thành lập Phòng Hỗ trợ và giám sát hoạt động đầu tư.
– Ban Quản lý tổ chức, thành lập bộ phận “một cửa” để làm đầu mối tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác;
– Đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế nằm ngoài địa bàn nơi đặt trụ sở Ban Quản lý và cần thiết phải hỗ trợ về thủ tục hành chính tại chỗ, Ban Quản lý được thành lập văn phòng đại diện tại khu công nghiệp, khu kinh tế;
Văn phòng đại diện thực hiện các nhiệm vụ: hướng dẫn các thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ hành chính “một cửa”; trực tiếp giải quyết một số thủ tục hành chính do Trưởng Ban Quản lý giao;
– Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn, Trưởng Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý, quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Văn phòng đại diện tại khu công nghiệp, khu kinh tế, Phòng Quản lý lao động, Phòng Hỗ trợ và giám sát hoạt động đầu tư của Ban Quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội Vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không?
- Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn lẻ mới nhất
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện tại khu công nghiệp khu chế xuất khu kinh tế“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, giấy phép sàn thương mại điện tử, công chứng ủy quyền tại nhà, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư 12/2020/TT-BKHĐT nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý xây dựng của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế như sau:
a) Thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các dự án, công trình trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
b) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phải có Giấy phép xây dựng;
c) Thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được ủy quyền để thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, ngoại trừ các hoạt động làm phát sinh doanh thu. Văn phòng đại diện không có tài sản độc lập do vậy không có tư cách pháp nhân.
Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật. Trong khu chế xuất không có dân cư sinh sống.