Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg. Chỉ thị quy định về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Hiện nay, các tỉnh thành có diễn biến dịch phúc tạp vẫn đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Người dân chỉ được phép ra đường trong các trường hợp thực sự cần thiết: đi khám bệnh, đi mua nhu yếu phẩm…
Liên quan tới những quy định của Chỉ thị 16, chúng tôi nhận được rất nhiều những thắc măc về các trường hợp ra đường không trái với quy định. Cụ thể có câu hỏi như sau: “Tôi nhận được thông báo đi chích ngừa và tái khám cho con trong khi khu tôi ở đang bị phong tỏa. Vậy tôi có được phép đưa con đi khám bệnh trong lúc phong tỏa không? Mong được Luật sư X giải đáp, tôi cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020
Các trường hợp thiết yếu được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16
Để giải đáp thắc mắc của bạn H về việc khám nha khoa có được cho phép hay không; thì trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu các hoạt động được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16:
1. Mua nhu yếu phẩm thiết yếu: lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
2. Các trường hợp khẩn cấp như: Cấp cứu, đi khám bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
3. Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được tiếp tục mở cửa:
+ Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…)
+ Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ….
Đi khám bệnh trong lúc phong tỏa có vi phạm quy định Chỉ thị 16 không?
Theo Chỉ thị 16, đối với các khu phong tỏa, người dân “chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế”.
Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể về những trường hợp nào được xem là “cấp cứu y tế”, được phép ra khỏi nhà tại các khu vực đang bị phong tỏa.
Tuy nhiên, có thể hiểu “cấp cứu y tế” là một chấn thương cấp tính hoặc bệnh tật có nguy cơ ngay lập tức đối với tính mạng, sức khỏe lâu dài của một người.
Như vậy, theo ý kiến của chúng tôi, việc đưa con đi tái khám, chích ngừa không thuộc trường hợp “cấp cứu y tế” nên sẽ không được phép ra khỏi khu phong tỏa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cách giải quyết về việc hướng dẫn xử lý các tình huống sau:
Tình huống khi người dân sống ở khu vực phong tỏa có vấn đề sức khỏe (chưa xác định trường hợp nghi mắc Covid-19) cần được cấp cứu hoặc có nhu cầu khám, chữa bệnh (không phải cấp cứu) như: khám thai, chạy thận nhân tạo, hóa trị, hóa xạ trị… phải gọi 115 để Trung tâm cấp cứu 115 điều phối xe cấp cứu, chuyển người cách ly đến các bệnh viện để khám, chữa bệnh.
Hành vi rời khỏi khu phong tỏa không có lý do chính đáng bị xử lý như thế nào?
Như vậy, người dân trong khu phong tỏa chỉ được phép ra đường trong các trường hợp cấp cứu y tế. Còn trường hợp đi khám bệnh với lí do không chính đáng thì sẽ có thể bị xử phạt hành chính.
Theo khoản 2, điều 14, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đăng tin giả liên quan tới dịch bệnh covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào ?
- Hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế xử lý ra sao?
- Về quê chịu tang người thân có phải chịu cách ly theo Chỉ thị 16?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Có được phép đi khám bệnh trong lúc phong tỏa không?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo quy định trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm.
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm.
c) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
a) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam