Việc con riêng của vợ và con riêng của chồng muốn kết hôn với nhau dường như không còn quá xa lạ đối với đời sống hiện đại như hiện nay. Vậy việc kết hôn này có được pháp luật công nhận hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kết hôn là gì?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Cụ thể điều kiện kết hôn quy định:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d
) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Đăng ký kết hôn
“Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.“
Tóm lại, muốn kết hôn hai bên phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
- Việc kết hôn do 2 bên tự nguyện
- Cả hai đều không bị mất năng lực dân sự
- Kết hôn không thuộc các trường hợp sau
Trường hợp cấm đăng ký kết hôn
a) Kết hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự thủ tục luật định.
Khi đủ các điều kiện này và cả 2 thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định thì sẽ chính thức trở thành vợ chồng hợp pháp của nhau; được pháp luật công nhận thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn với nhau?
Có 06 mối quan hệ sau không được phép kết hôn; hoặc chung sống với nhau như vợ chồng (căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014):
- Giữa người đang có vợ hoặc có chồng với người khác;
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Những người này có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau;
- Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trong đó, đời thứ nhất là cha mẹ; Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể;
- Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Những mối quan hệ trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức. Không chỉ vậy, chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của thế hệ tiếp theo.
Trường hợp con riêng của vợ và con riêng của chồng không được liệt kê trong những trường hợp bị cấm kết hôn. Vì vậy, nếu hai bên có đầy đủ điều kiện kết hôn như quy định tại Điề 8 Luật Hôn nhân và Gia đình thì hoàn toàn có thể kết hôn với nhau. Lúc này, hai người có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã của một trong hai để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Lưu ý rằng, cả hai phải tự mình đăng ký mà không thể ủy quyền cho người khác.
Thủ tục kết hôn
Khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu kết hôn luật định thì hai bên tiến hành những bước sau:
– Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
Thành phần hồ sơ gồm:
Giấy tờ phải xuất trình
– Hộ chiếu; hoặc chứng minh nhân dân ;hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
– Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Giấy tờ phải nộp
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
– Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.
Một số lưu ý
- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm tên của người tiếp nhận.
- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, hướng dẫn hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Thông tin liên hệ
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102