Hiện nay, tình trạng dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu thành lập doanh nghiệp lại ngày một gia tăng. Loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất là công ty Cổ phần. Vậy việc thành lập loại hình doanh nghiệp trên được thực hiện ra sao? Liên quan đến vấn đề này chúng tôi có câu hỏi như sau:
chào Luật sư! Hiện tại, tôi đang có một số vốn nhất định và muốn góp cổ phần thành lập công ty lĩnh vực sản xuất nhựa tái chế. Tuy nhiên, tôi không rõ về điều kiện thành lập và những vấn đề liên quan về mô hình này. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Nội dung tư vấn
Cơ sở pháp lý
Khái niệm
Công ty cổ phần là doanh nghiệp. Các thành viên tối thiểu từ 03 thành viên và không giới hạn số lượng. Thành viên công ty gọi là cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn về vốn góp của mình. Đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đặc điểm Công ty Cổ phần
1. Thành viên
Doanh nghiệp này có tối thiểu từ 03 thành viên đến không giới hạn thành viên. Đây được coi là ưu điểm của mô hình doanh nghiệp này. Tức là, trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình, công ty sẽ luôn có ít nhất ba thành viên; khi phát sinh các vấn đề về nghĩa vụ như: nợ, trách nhiệm trước pháp luật thì cả ba thành viên hoặc các thành viên cùng phải chịu trách nhiệm. Mô hình công ty này cũng phân định rõ quyền – lợi ích của từng cổ đông. Từ việc chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ và quyền lợi của mình, các cổ đông có thể tránh được nhiều mâu thuẫn, rủi ro không cần thiết trong quá trình góp vốn vào công ty.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
Mô hình thứ nhất: ( Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát)
- Đại hội đồng cổ đông,
- Hội đồng quản trị,
- Ban kiểm soát
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Mô hình thứ hai: (Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành)
- Đại hội đồng cổ đông,
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
3. Các loại cổ phần
Mô hình công ty có các loại cổ phần sau:
- Cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông; (Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi).
- cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. (Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.)
- cổ phần ưu đãi cổ tức. Gồm có: cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
4. Hồ sơ thành lập gồm những gì?
Cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
5. Nơi nộp hồ sơ
Hiện nay, có ba cách để nộp hồ sơ thành lập công ty:
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng kí kinh doanh nơi có trụ sở công ty;
- Nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh qua đường bưu;
- Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử (Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp: đăng kí doanh nghiệp.gov.vn)
Thông tin liên hệ Luật Sư X
- Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần – Luật doanh nghiệp 2020 – Mới nhất ” Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công ty cổ phần là doanh nghiệp. Các thành viên tối thiểu từ 03 thành viên và không giới hạn số lượng. Thành viên công ty gọi là cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn về vốn góp của mình. Đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty cổ phần có các loại cổ phần sau:
1. Cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông; (Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi).
2. cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. (Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.)
3. cổ phần ưu đãi cổ tức. Gồm có: cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.