Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam khá đa dạng. Đồng thời pháp luật cũng quy định các cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển, người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất ít người lựa chọn loại hình công ty hợp danh. Vậy tại sao công ty hợp danh không được ưa chuộng khi thành lập doanh nghiệp? Nhược điểm nào của công ty hợp danh mà cá nhân nào cũng quan ngại? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công ty hợp danh là gì?
Trước khi tìm hiểu lý do tại sao công ty hợp danh không được ưa chuộng, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu xem: Công ty hợp danh là gì?
Theo quy định của pháp luật, công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân. Trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng hoạt động thương mại dưới một pháp nhân chung; đồng thời cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm các thành viên góp vốn.
Đặc điểm của công ty hợp danh
Để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao công ty hợp danh lại không được ưa chuộng?”, bạn cần nắm vững những đặc điểm của công ty hợp danh. Cụ thể theo Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh có một số đặc điểm cơ bản sau:
1. Về thành viên của công ty hợp danh:
- Thành viên hợp danh: phải có ít nhất hai thành viên là cá nhân sở hữu chung công ty; cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới.
- Thành viên góp vốn: có thể có thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân; chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp, cam kết góp.
2. Về chuyển nhượng vốn:
- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần; hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
3. Về cơ chế huy động vốn:
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Khả năng huy động vốn của công ty hợp danh rất hạn chế.
4. Về tư cách pháp lý:
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thực trạng về thành lập công ty hợp danh tại Việt Nam
Thực tế ở nước ta, từ trước đến nay công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được các cá nhân lựa chọn nhất. Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Thống kê thì số lượng công ty hợp danh được thành lập rất ít; chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập. Cụ thể, với 7000 doanh nghiệp mới thành lập thì chỉ có 1 công ty hợp danh.
Có thể nói, nguyên nhân lớn nhất của tình trạng trên là do chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên trong công ty. Đặc điểm này tác động không nhỏ đến việc công ty hợp danh không được ưa chuộng hiện nay. Vậy cụ thể đặc điểm này tác động như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết của Luật Sư X dưới đây.
Tại sao công ty hợp danh không được ưa chuộng?
Khi một cá nhân, tổ chức có nhu cầu muốn thành lập công ty mới, thông thường, họ sẽ dựa trên các tiêu chí để lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Có thể dựa trên các tiêu chí như: nghĩa vụ, quyền hạn của chủ sở hữu công ty; khả năng huy động vốn vay; chi phí và thủ tục trong hoạt động kinh doanh…
Vì vậy, hiện nay, công ty hợp danh không được ưu chuộng bởi những lý do sau:
Thứ nhất: Chế độ chịu trách nhiệm tài sản
Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên này chịu trách nhiệm một cách trực tiếp, cơ bản vì chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai với toàn bộ số tiền nợ. Quy định này tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh.
Bên cạnh đó, trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản riêng và tài sản công ty. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với khối tài sản chung sang tài sản riêng rất đơn giản và khó kiểm soát. Vì vậy khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên là rất lớn.
Thứ hai: Quyền của thành viên hợp danh
Theo quy định của pháp luật, thành viên hợp danh bị hạn chế nhiều quyền như:
- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty khác.
- Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi; hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Thứ ba: Cơ chế huy động vốn
Tuy có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Công ty hợp danh chỉ có thể huy động vốn từ các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Chính vì những bất lợi trên mà công ty hợp danh hiện nay không được các cá nhân ưa chuộng. Vì vậy nếu bạn muốn thành lập công ty hợp danh, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn loại hình doanh nghiệp này.
Có thể bạn thích: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
Câu hỏi thường gặp
1. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Tạo sự tin cậy của các bạn hàng và đối tác kinh doanh. Vì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít; là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
Vốn của công ty hợp danh có thể bao gồm vốn điều lệ và vốn vay của công ty hợp danh. Vốn điều lệ của công ty hợp danh là vốn góp của các thành viên công ty hợp danh. Vốn vay là vốn mà công ty hợp danh vay của các cá nhân, tổ chức khác.
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn; chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn.
Vì thành viên hợp danh của công ty hợp danh chủ yếu là những người thân thiết, có uy tín với nhau cũng góp vốn sáng lập công ty hợp danh. Đồng thời phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về lý do tại sao công ty hợp danh không được ưa chuộng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn về công ty hợp danh hãy liên hệ: 0833 102 102