Bảo hiểm xã hội là quyền lợi và nghĩa vụ mà hầu hết người lao động phải tham gia. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội để tiết kiệm được một khoản “kha khá”. Vậy công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động sẽ bị phạt thế nào?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ:
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Ai phải đóng bảo hiểm xã hội?
Pháp luật quy định có những người là đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân người lao động, đồng thời giảm bớt gành nặng cho xã hội phải chi trả phúc lợi cho những người gặp khó khăn. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu rõ về đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội:
2. Phạt tiền hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội?
Trốn đóng bảo hiểm xã hội là hành vi hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm (theo điều 17 luật bảo hiểm xã hội 2014):
Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
…
Nếu bị phát hiện hành vi vi phạm thì công ty sẽ bị truy thu toàn bộ số tiền bảo hiểm xã hội trốn đóng và số tiền lãi nữa (theo điều 122 luật bảo hiểm xã hội 2014):
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
…
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ngoài việc bị truy thu tiền trốn đóng thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm. Công ty sẽ mất thêm một khoản tiền lớn tùy theo số lượng người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội (theo điều 26 nghị định 95/2013/NĐ-CP) :
Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
…
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu chỉ có một hoặc một số người lao động không được đóng thì doanh nghiệp sẽ bị phạt 12 – 15% tổng số tiền phải đóng. Nếu toàn bộ người lao động không được đóng thì doanh nghiệp phải chịu phạt 18 – 20% tổng số tiền. Nhưng tối đa không quá 75 triệu cho cả hai trường hợp.
Tuy nhiên, dẫu đã có chế tài xử phạt khá mạnh tay song vẫn có nhiều đơn vị làm liều trốn đóng bảo hiểm xã hội để gian lận. Vì vậy, người lao động cần tự ý thức và sẵn sàng đứng lên đòi quyền lợi của mình. Đó mới là cách hợp lý nhất để ạn chế hành vi vi phạm.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102