Thủ tục đăng kí kinh doanh hộ gia đình

bởi TranThiNgocGiang

Đăng kí kinh doanh hộ gia đình cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Cần để bao nhiêu vốn thành lập? Nộp hồ sơ ở cơ quan nào ?….. Là những vấn đề mà các hộ gia đình, cá nhân muốn đăng kí kinh doanh thắc mắc nhiều nhất. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về các vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Thông Tư 139/2016/TT-BTC

Nội dung tư vấn

Thế nào là kinh doanh hộ gia đình?

Hộ kinh doanh là : một cá nhân, một nhóm cá nhân (có thể là hộ gia đình) thành lập. Các cá nhân phải đáp ứng điều kiện trên 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo đó, một hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dưới một địa điểm, sử dụng dưới mười lao, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Khoản 1, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định rõ ràng về vấn đề này: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Ngoài ra, hộ gia đình sản xuất: nông nghiệp; lầm nghiệp; ngư nghiệp; làm muối; người bán hàng rong; quà vặt; kinh doanh lưu ; làm dịch vụ có thu nhập thì không phải đăng kí. Trừ trường kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Ngoài ra, thu nhập thấp là thu nhập được Ủy ban nhân dân tỉnh – thành phố quy định khung khác nhau.

Thủ tục đăng kí kinh doanh hộ gia đình

Hồ sơ đăng ký gồm:

(1). Giấy đề nghị đăng ký Hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-1 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. (2). Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của chủ hộ.

Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm:

  1. Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  2. Ngành, nghề kinh doanh;
  3. Số vốn kinh doanh;
  4. Số lao động;
  5. Cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh gồm: Họ và tên, số; ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký . Đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập thì đại diện hộ gia đình kinh doanh sẽ điền các thông tin trên.
  6. Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Cần để bao nhiêu vốn để đăng kí kinh doanh hộ gia đình?

Dựa trên đặc tính của mô hình hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh nhỏ, yêu cầu ít vốn đầu tư cũng có thể hoạt động được. Do đó, trong Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn phần lớn không yêu cầu khi đăng kí hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh đăng kí không phải có số vốn tối thiểu. Và như vậy, chủ hộ kinh doanh có thể linh hoạt số vố đăng kí của mình. Cụ thể, chủ hộ kinh doanh có thể đăng kí số vốn là: năm triệu, hai mươi triệu, năm mươi triệu,….. tùy theo năng kinh tế mà mình sở hữu.

  • Lưu ý: nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Các ngành nghề như: kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch việc làm, dịch vụ cho thuê lại lao động, dịch vụ đòi nợ,…. thì bắt buộc phải đăng kí số vốn kinh doanh tối thiểu.

khi đăng kí cần nộp hồ sơ ở đâu?

Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về cơ quan tiếp nhận thủ tục đăng kí kinh doanh như sau:

 “Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh”

Khi đi đăng kí phải nộp những loại thuế nào?
  1. Thuế môn bài :
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

—–> Được quy định tại khoản 2, điều 4, Nghị định 136/2016/NĐ-CP

2. Thuế giá trị gia tăng: Đối với hộ kinh doanh cá thể được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ GTGT trên doanh số.

—-> Công thức tính thuế GTGT = Biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành x với doanh thu với thuế suất thuế GTGT.

3. Thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân được tính bằng biểu tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh 

—-> Công thức tính TNCN = tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cục thuế ban hành x doanh thu

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục đăng kí kinh doanh hộ gia đình Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đăng kí kinh doanh hộ gia đình cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

1. Giấy đề nghị đăng ký Hộ kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục III-1 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
2. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của chủ hộ.

Cần để bao nhiêu vốn đăng kí kinh doanh hộ gia đình?

Trong Luật doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn phần lớn không yêu cầu khi đăng kí kinh doanh hộ gia đình phải vốn nhất định

Đăng kí kinh doanh hộ gia đình phải nộp những loại thuế nào?

Nơi nộp hồ sơ: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi có trụ sở kinh doanh

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm