Đảng viên sử dụng bằng giả xủ lý như thế nào?

bởi MinhThu
Đảng viên sử dụng bằng giả

Việc sử dụng bằng cấp giả là hành vi vi phạm pháp luật mà Bộ Luật Hình sự đã quy định rõ. Khi là Đảng viên thì càng phải làm gương, ưu tú noi gương cho quần chúng nhân dân. Thật đáng buồn khi Nhà nước đã phát hiện ra một số trường hợp Đảng viên có cả Đảng viên lâu năm, ưu tú nhưng đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp để hợp thức hóa hồ sơ cán bộ, đảng viên.

Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc về việc xử lý Đảng viên sử dụng bằng giả như thế nào. Luật sư X hi vong sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự

Quy định 69-QĐ/TW

Tội sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả

Điều 341 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xử lý Đảng viên sử dụng bằng giả

Xử lý khiển trách đối với đảng viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả

Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức khiển trách khi gây hậu quả ít nghiêm trọng đối với hành vi sau:

Khai không đúng hoặc mua, bán, sử dụng, tặng, cho văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

(So với trước đây, bổ sung thêm hành vi mua, bán, tặng cho văn bằng, chứng chỉ)

(Khoản 1 Điều 35 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022)

Xử lý cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) đối với đảng viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả

Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) đối với hành vi sau:

  • Đã bị xử lý kỷ luật khiển trách nhưng tái phạm hoặc thực hiện lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng đối với hành vi khai không đúng hoặc mua, bán, sử dụng, tặng, cho văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
  • Thực hiện hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để hợp thức hoá hồ sơ cán bộ, đảng viên.

(Trước đây, quy định sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập nâng cao trình độ văn hóa, lý luận, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử, phong tặng hoặc công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước)

  • Thực hiện hành vi cho người khác mượn, thuê, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình để sử dụng trong việc tuyển dụng, đi học, thi nâng ngạch, bổ nhiệm, bầu cử hoặc mục đích trái quy định.

(So với trước đây, bổ sung hành vi cho mượn, thuê văn bằng, chứng chỉ)

(Khoản 2 Điều 35 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022)

Đảng viên sử dụng bằng giả
Đảng viên sử dụng bằng giả

Xử lý khai trừ đối với đảng viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả

Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức khai trừ khi thực hiện hành vi sau:

  • Thực hiện hành vi khai không đúng hoặc mua, bán, sử dụng, tặng, cho văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Thực hiện hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để hợp thức hoá hồ sơ cán bộ, đảng viên gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Thực hiện hành vi cho người khác mượn, thuê, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình để sử dụng trong việc tuyển dụng, đi học, thi nâng ngạch, bổ nhiệm, bầu cử hoặc mục đích trái quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, được kết nạp vào Đảng, được đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc, để đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện trong công tác cán bộ. (Điểm mới)

(Khoản 3 Điều 35 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022)

Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả” là một điều cấm. Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục đích đó “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự.

Nếu như chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo căn cứ Khoản 3, Khoản 5 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP (số: 138/2013/NĐ-CP, ngày 22/10/22013) của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 16: Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
  2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.

Như vậy, trường hợp người sử dụng bằng giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng do hành vi mua bán văn bằng giả. Ngoài ra, sẽ bị phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính./.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đảng viên sử dụng bằng giả chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đảng viên sử dụng bằng giả” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu kỷ luật đảng viên khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức là bao lâu?

Theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hiệu kỷ luật cách chức đối với đảng viên như sau:
Thời hiệu kỷ luật
Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Theo đó, về thời hiệu kỷ luật cách chức đối với đảng viên vi phạm là 10 năm (120 tháng).

Đảng viên bị cấm tham gia trong thời gian bị kỷ luật cách chức là những việc nào? Và bị cấm trong thời gian bao lâu?

Theo khoản 7 Điều 18 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định về những việc mà đảng viên bị cấm tham gia trong thời gian bị kỷ luật khiển trách như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn
Bảo đảm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.
Cán bộ được giới thiệu từ nguồn nhân sự tại chỗ phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự từ nguồn ở bên ngoài phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với việc bổ nhiệm sĩ quan trong lực lượng vũ trang do Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh.
Độ tuổi: Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (cao hơn) lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn 1 nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật):
12 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách.
30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo.
60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức.
Theo đó, trong thời hạn 60 tháng khi đảng viên bị kỷ luật cách chức thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm