Đạo ý tưởng liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả

bởi
Đạo ý tưởng

Chuyện “đạo, nhái” không còn là vấn đề lạ trong ngành sáng tạo hay nghệ thuật xảy ra phổ biến. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và internet đã mang đến những tiện ích mới cho người sử dụng nhưng cũng mở ra các lối đi khác cho nạn xâm phạm bản quyền ngày càng phức tạp. Vậy pháp luật đã có những quy định về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả như thế nào. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ:

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009;

Nghị định 131/2013/NĐ-CP;

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là gì?

Các hành vi  xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại các Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và Điều 188 của Luật sở hữu trí tuệ. 

Điều 28. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4 Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7.  Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểmi khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16.  Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Ta có thể thấy, quyền tác giả là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đều phải chịu mọi chế tài thích đáng. 

2. Căn cứ để xác định một hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Hành vi bị coi là xâm phạm sở hữu trí tuệ khi có các căn cứ được ghi nhận theo Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:

         Điều 5. Xác định hành vi xâm phạm

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Như vậy, khi xác định một hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không cần căn cứ đủ 4 yếu tố trên:

Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì: “Đối tượng bị xem xét” là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng bị xâm hại hay không

Thứ hai, yếu tố xâm phạm ở đây được hiểu là yếu tố xuất hiện khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, được quy định tại Điều 7 đến Điều 14.

Thứ ba, chủ thể thực hiện hành vi không đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định, họ cũng không phải là chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ, cũng không là người được pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Thứ tư, nếu hành vi không xảy ra tại Việt Nam thì không được pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Việc pháp luật các nước có quy định khác trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ mà do đó không thể xem xét một hành vi liên quan đến sở hữu trí tuệ xảy ra trên lãnh thổ một quốc gia bằng pháp luật của quốc gia khác.

3. Việc xử phạt được xử lý như thế nào?

 Tùy vào mức độ vi phạm mà người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP: 

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Nếu như trường hợp việc sao chép các tác phẩm của nước ngoài xảy ra tại Việt Nam thì tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả ở nước ngoài họ chỉ có thể thông qua tổ chức đại diện quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thực hiện việc bảo hộ mà thôi.

Như vậy để tránh rủi ro không vướng víu vấn đề pháp lí liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả vấn đề muôn thuở khó có thể xác định rõ ràng chỉ khi tác giả hoặc chủ quyền sở hữu tác giả yêu cầu xử lý.

 

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm