Hộ kinh doanh là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay vì thủ tục và cách thức vận hành đơn giản. Vậy quy định của pháp luật về việc đặt tên hộ kinh doanh như thế nào? Đặt tên hộ kinh doanh có cần phải có thành tố “Hộ kinh doanh” không? Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể đúng quy định như thế nào? Hộ kinh doanh có được đặt tên giống nhau không? Khi treo biển hiệu, nên để tên cửa hàng hay tên đăng ký hộ kinh doanh? Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Cơ sở pháp lý
Hộ kinh doanh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể đúng quy định
“Điều 73. Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
- Tên riêng của hộ kinh doanh;
- Loại hình “Hộ kinh doanh”;
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.”
Đặt tên hộ kinh doanh có cần phải có thành tố “Hộ kinh doanh” không?
Khoản 1 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tên hộ kinh doanh như sau:
“1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.”
Theo đó, tên hộ kinh doanh bắt buộc phải có cụm từ Hộ kinh doanh.
Như vậy, tên hộ kinh doanh và tên cửa hàng hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
– Tên của hộ kinh doanh phải bao gồm cụm từ Hộ kinh doanh và tên riêng hộ kinh doanh, còn tên cửa hàng do chủ hộ kinh doanh tự lựa chọn;
– Tên hộ kinh doanh phải đăng ký và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn tên cửa hàng không cần phải đăng ký.
Hộ kinh doanh có được đặt tên giống nhau không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên hộ kinh doanh như sau:
Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Theo đó, việc đặt tên hộ kinh doanh vẫn có thể trùng nhau, tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện là không được trùng trong phạm vi cấp huyện.
Trường hợp của vị khách trên là người anh muốn đăng ký hộ kinh doanh trùng tên trong địa bàn cấp xã thì sẽ vi phạm quy định này và cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không chấp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Khi treo biển hiệu, nên để tên cửa hàng hay tên đăng ký hộ kinh doanh?
Để cơ sở kinh doanh dễ được người dùng nhận biết và ghi nhớ, khi treo biển hiệu, chủ hộ kinh doanh nên ghi tên cửa hàng.
Khoản 1 Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
“1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.”
Theo quy định trên, khi treo biển hiệu, phải thể hiện tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có) và tên cơ sở, sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là phải thể hiện tên đăng ký hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, hộ kinh doanh hoàn toàn có thể ghi cả tên cửa hàng vào biển hiệu, miễn là biển hiểu có đầy đủ những nội dung như trên. Để người dùng dễ nhận diện, tên cửa hàng sẽ được thiết kế sao cho có kích thước lớn nhất.
Tóm lại, ngoài việc đăng ký tên hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh, mỗi hộ kinh doanh còn có thể có thêm tên cửa hàng. Tên cửa hàng do hộ kinh doanh tự đặt theo ý thích, với mục đích là giúp khách hàng nhận diện thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm
- Có thể làm giấy khai sinh không có tên cha được không?
- Không có giấy kết hôn có làm giấy khai sinh được không?
- Quy định pháp luật về mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Đặt tên hộ kinh doanh có cần phải có thành tố “Hộ kinh doanh” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xử phạt hành chính, giải thể doanh nghiệp, mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tên hộ kinh doanh như sau:
“1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.”
Theo đó, tên hộ kinh doanh bắt buộc phải có cụm từ Hộ kinh doanh.
Như vậy, tên hộ kinh doanh và tên cửa hàng hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
– Tên của hộ kinh doanh phải bao gồm cụm từ Hộ kinh doanh và tên riêng hộ kinh doanh, còn tên cửa hàng do chủ hộ kinh doanh tự lựa chọn;
– Tên hộ kinh doanh phải đăng ký và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn tên cửa hàng không cần phải đăng ký.
Sau 3 ngày, kể từ khi cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp huyện nhận được hồ sơ thì sẽ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hợp lệ.
Theo đó, việc đặt tên hộ kinh doanh vẫn có thể trùng nhau, tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện là không được trùng trong phạm vi cấp huyện.
Trường hợp của vị khách trên là người anh muốn đăng ký hộ kinh doanh trùng tên trong địa bàn cấp xã thì sẽ vi phạm quy định này và cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không chấp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.