Là một trong những lỗi phổ biến nhất khi tham gia giao thông, đi sai làn đường cho phép là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nếu việc đi sai làn xuất phát từ nguyên nhân do gặp chướng ngại vật thì sao? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Đi sai làn xử phạt bao nhiêu?
Sai làn là hành vi người điều khiển phương tiện đi vào phần được mình không được phép đi. Ví dụ như xe máy đi vào làn đường ô tô. Hay ô tô đi vào làn đường xe máy. Hành vi này có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh khi tín hiệu đi của người lái không đúng với hành động thậm chí còn có thể cản trở giao thông. Căn cứ tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:Điều 13. Sử dụng làn đường
“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”.
Như vậy, trên đoạn đường lưu thông luôn có sự phân làn các loại xe. Xe di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Người điều khiển phương tiên phải đi trong một làn được và chỉ được chuyển làn đường nếu có sự cho phép của đường chỉ kẻ, tín hiệu giao thông, tín hiệu của cảnh sát giao thông. Khi muốn chuyển làn đường phải thực hiện tín hiệu báo trước và phải đảm bảo sự an toàn. Đối với xe máy: Cũng như các hành vi vi phạm luật an toàn giao thông khác như vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng, … bị xử phạt hành chính thì việc đi sai làn đường cũng sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt được quy định tại điểm a, khoản 2; điểm g, khoản 4 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định. Theo đó,- Mức xử phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng với hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép. Với những phần đường có vạch kẻ ngắt quãng thì người điều khiển được phép chuyển làn đường.
- Mức xử phạt 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi người điều khiển có hành vi điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố.
- Mức xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng khi nguười điều khiển xe ô tô có hành vi Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình hoặc đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
- Bên cạnh việc bị phạt tiền như vậy, người điều khiển còn bị chịu hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 01 tháng.
2. Thế nào là làn đường và vạch kẻ đường?
Có thể hiểu “làn đường” là một phần đường có đủ bề rộng an toàn dành cho xe chạy được chia theo chiều dọc của đường. 1 trục đường xe chạy có nhiều làn đường. Mỗi làn được quy định loại xe chạy khác nhau dựa trên dung tích và vận tốc của xe. Còn vạch kẻ đường là những loại hình, ký tự, vạch hay chữ viết trên các mặt đường xe chạy, vỉa hè,….để ra tín hiệu cho người tham gia nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.3. Đi sai làn do tránh chướng ngại vật xử phạt thế nào?
Rõ ràng, hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, nếu xét thấy, việc vi phạm xuất phát từ những nguyên nhân không do lỗi cố ý của chủ thể vi phạm trong những tình huống bất ngờ, buộc phải vi phạm thì trách nhiệm hành chính sẽ không đặt ra. Cụ thể quy định tại điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Không xử phạt hành chính đối với những trường hợp sau:- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.