Nhiều người vẫn nghĩ thấy đèn đỏ ở ngã tư thì được rẽ phải, vì đèn đó chỉ có tác dụng với người đi thẳng. Suy nghĩ này có đúng trong mọi trường hợp hay không? Bởi trên thực tế, có rất nhiều người bị xử phạt về hành vi này mà không hiểu rõ nguyên nhân. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn:
1. Không được rẽ phải khi có đèn đỏ?
Đèn tín hiệu là một trong những tín hiệu bắt buộc chấp hành khi tham gia giao thông. Mục đích của đèn tín hiệu giao thông là phân bổ luồng đường một các có trật tự. Nhất là những giờ cao điểm để tránh ùn tắc cũng như là nguy hiểm cho người tham gia điều khiển phương tiện. Quy định rõ tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018 như sau:
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
…
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Tuy nhiên, bởi tính linh hoạt với từng làn đường, khu vực ngã ba, ngã tư khác nhau, nên việc dừng đèn đỏ không phải bao giờ cũng thực hiện như vậy. Điều này có nghĩa là việc rẽ phải vẫn được cho phép khi xuất hiện tín hiệu đèn đỏ. Nhiều người vẫn cho rằng, việc rẽ phải khi đèn đỏ luôn luôn được phép, tín hiệu đèn đỏ chỉ đúng với người đi thẳng. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai. Bởi căn cứ vào Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì chỉ có trong 4 trường hợp, người điều khiển xe máy mới được rẽ phải khi gặp đèn đỏ.
- Khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Bên cạnh việc chấp hành tín hiệu giao thông, thì người điều khiển phương tiện giao thông cũng phải tuân thủ việc tham gia giao thông theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Lúc này, để phân luồng giao thông, cảnh sát giao thông sẽ cho phép người điều khiển được phép rẽ phải khi có đèn đỏ.
- Khi có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo: Đèn xanh báo hiệu cho phép rẽ phải thường có ở các ngã tư, tuy nhiên không phải ngã tư nào cũng có đèn này. Bởi vậy, chỉ được phép rẽ phải khi có sự xuất hiện của đèn xanh báo hiệu ưu tiên này, người điều khiển mới được rẽ phải khi có đèn đỏ.
- Khi có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo:
- Vạch kẻ đường: Trường hợp không có biển cũng như đèn giao thông thì chúng ta sẽ tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Khi đi trên vạch mắt võng này bắt buộc phải rẽ, không được dừng đỗ hay đi thẳng.
Quy định trên được cụ thể hóa từ Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường
2. Mức xử phạt cho hành vi rẽ phải khi đèn đỏ trái luật.
Như vậy, chỉ có 4 trường hợp trên thì việc rẽ phải khi gặp đèn đỏ mới đúng luật. Còn lại, sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Đã là hành vi vi phạm pháp luật thì tất nhiên sẽ bị xử lý đúng quy định. Cụ thể, mức xử phạt sẽ căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phụ thuộc vào phương tiện người điều khiển có hành vi vi phạm:
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng và tước Giấy phép lái xe 01 – 03 tháng Cụ thể tại Điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
5. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng và tước Giấy phép lái xe 01 – 03 tháng . Cụ thể tại Điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
Như vậy, hành vi rẽ phải khi đèn đỏ có thể khiến người điều khiển phải chịu phạt tiền đến 2 triệu. Hãy thật cân nhắc, và hiểu rõ quy định cũng như quan sát kỹ đèn tín hiệu để không bị mất tiền hay nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh nhé.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Rẽ phải khi đèn đỏ, phạt đến 2 triệu! Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.