Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
Nội dung tư vấn:
1. Đi sai làn đường là gì? Tại Khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
6. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Theo đó, người tham gia giao thông phải thực hiện đi trong phần đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại, hơn nữa, đối với từng phương tiện giao thông khác nhau, thì sẽ có làn đường riêng cho mỗi phương tiện. Như vậy, theo quy định, thì hành vi đi sai phần đường, sai làn đường là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào phụ lục D Quy chuẩn 41/2016/BGTVT thì biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h) về “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt như xe tải, xe máy, xe có trọng tải lớn… Như vậy, khi thấy xuất hiện các biển báo phân biệt làn xe, đầu đường thì phương tiện cần phải biết được đâu là phần đường mình được đi và điều khiển phương tiện mình cho phù hợp. Lúc này, các loại xe khác không được đi vào phần đường đường này. Hành vi đi sai làn sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bj xử phạt hành chính, hình sự tùy mức độ.2. Mức xử phạt
Đã là hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự/hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Hành vi vi đi sai làn đường/ phần đường sẽ bị xử lý hành chính, nếu gây là hậu quả nghiêm trọng sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt hành chính sẽ khác nhau đối với vi phạm của người điều khiển xe máy hoặc xe ô tô. Cụ thể: Đối với vi phạm do điều khiển xe gắn máy/xe máy Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
Như vậy, mức phạt được đặt ra ở đây giao động trong khoảng từ 300.000 đồng – 400.000 đồng với hành vi điều khiển phương tiện trên vỉa hè. Tất nhiên, trường hợp điều khiển xe trên hè phố để vào nhà không được xem là hành vi vi phạm và sẽ không bị xử lý theo quy định này. Đối với vi phạm do điều khiển xe ô tô Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt cao hơn so với xe máy. Cụ thể, căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt đến 1.200.000 đồng nếu đi không đúng làn đường.Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
5. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
…
Để đảm bảo an toàn cho cả người điều khiển và người tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông cần thực hiện đúng theo quy định. Để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc. Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc!