Ngày nay, để đảm bảo các quyền cơ bản của công dân đối với những người đang bị tạm giam, pháp luật có quy định về việc thăm gặp cũng như được liên lạc giữa phạm nhân với người thân. Đi tù có được sử dụng điện thoại không? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Những đồ vật nào bị cấm mang vào trại giam?
Những đồ vật bị cấm
Danh mục các đồ vật bị cấm đưa vào trại giam được quy định tại điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA như sau:
1. Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; vật liệu nổ.
2. Công cụ hỗ trợ: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn và các loại công cụ hỗ trợ khác.
3. Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hoá chất, độc dược.
4. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần.
5. Các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng chưa được sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở giam giữ; rượu, bia và các chất kích thích khác.
6. Các đồ vật bằng kim loại, đồ làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước và các đồ vật có thể dùng làm hung khí.
7. Tiền Việt Nam, các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.
…
Điện thoại có bị cấm mang vào trại giam không?
Như vậy, theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA thì điện thoại cũng là một đồ vật thuộc danh mục cấm và phạm nhân không được phép mang vào trong buồng giam.
Đi tù có được sử dụng điện thoại không?
Tuy không được mang điện thoại vào trại giam, nhưng phạm nhân vẫn được phép sử dụng điện thoại của trại giam để gọi điện, liên lạc với người thân. Việc phạm nhân dùng điện thoại để liên lạc với người thân được quy định tại Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Điều 54. Chế độ liên lạc của phạm nhân
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.
Như vậy, phạm nhân không được sử dụng điện thoại di động trong tù mà chỉ được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 10 phút. Ngoài ra, những chi phí để sử dụng điện thoại trong tù liên lạc thì phạm nhân phải chi trả.
Xử lý điện thoại mang vào trại giam như thế nào?
Việc xử lý đồ vật bị cấm mang vào phòng giam được quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BCA như sau:
Điều 6. Xử lý đồ vật cấm
1. Đồ vật cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, Điều 3 Thông tư này thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; đồ vật cấm quy định tại các khoản 5, 6, 10, 11 Điều 3 Thông tư này thì tổ chức tiêu hủy.
2. Đối với đồ vật cấm quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư này trong trường hợp phạm nhân tự nguyện giao nộp thì được đưa vào lưu giữ hoặc bàn giao cho thân nhân phạm nhân theo đề nghị. Trong trường hợp phát hiện, thu giữ thì sau khi đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm, đồ vật cấm này được gửi vào kho bạc nhà nước nơi đơn vị đóng quân để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đồ vật cấm quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư này thì đưa vào kho lưu giữ và trả lại cho phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù.
4. Đồ vật cấm quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này sau khi thu giữ phải niêm phong, lưu giữ để làm rõ nội dung vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.
…
Như đã phân tích ở trên, điện thoại là đồ vật cấm nên khi phát hiện phạm nhân dùng điện thoại thì cán bộ trại giam sẽ thu giữ và sau khi thu giữ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ, lập hồ sơ trước khi tổ chức tiêu hủy; trường hợp điện thoại có chứa các nội dung, dữ liệu liên quan đến vụ án thì chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Công an dùng nhục hình, đánh đập người trong trại tạm giam thì phải làm gì?
- Hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân có bị đi tù không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Đi tù có được sử dụng điện thoại không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư.
– Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách.
Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA thì điện thoại cũng là một đồ vật thuộc danh mục cấm và phạm nhân đang trong thời gian cải tạo không được phép mang và sử dụng điện thoại trong buồng giam.