Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) là một trong những loại giấy tờ quan trọng chứng minh quyền của cá nhân được sử dụng đất; là một loại tài sản có giá trị kinh tế rất lớn. Bởi vậy, khi hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng, mua bán đất, giao dịch khác về đất, chủ sở hữu nên thực hiện việc đăng ký xin cấp Sổ đỏ; để đảm bảo về quyền sở hữu cũng như khiến bản thân có thể an tâm hơn. Thủ tục xin cấp sổ đỏ tại Hà Nội diễn ra như thế nào? Tham khảo bài viết Dịch vụ làm sổ đỏ tại Hà Nội dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất Đai 2013;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là cụm từ mà người dân thường sử dụng để gọi tên một loại giấy tờ liên quan đến đất đai. Đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này được lí giải dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chứ pháp luật từ trước đến nay vốn không tồn tại quy định nào về Sổ đỏ.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Tóm lại, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ. Còn hiện nay, người dân đang được cấp một loại sổ khác, gọi là sổ hồng. Sổ hồng gồm 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen.
Điều kiện cấp sổ đỏ
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận giữa các thửa đất có thể không giống nhau vì mỗi thửa đất có nguồn gốc, tình trạng sử dụng đất là khác nhau.
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013; và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện được cấp Giấy chứng nhận được chia thành hai trường hợp:
Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013; và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (đa số thửa đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hiện chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu đều thuộc trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất).
Mỗi trường hợp để được cấp Giấy chứng nhận cần đáp ứng những điều kiện khác nhau.
Quy trình cấp sổ đỏ lần đầu
Để được cấp sổ đỏ thì chúng ta cần phải thực hiện 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo Điều 8 – Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì để bắt đầu quy trình thủ tục xin cấp phép thì chúng ta phải soạn thảo một bộ hồ sơ xin cấp phép hợp lệ như sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; theo Mẫu số 04/ĐK
- Một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 – Luật Đất đai; và Điều 18 – Nghị định 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 05 năm 2014
- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐCP; đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Theo đó, căn cứ vào Điều 100 Luật đất đai 2014; các giấy tờ khác cần phải cung cấp tùy từng trường hợp được quy định như sau:
“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Có thể thấy rằng, để có thể có một bộ hồ sơ đầy đủ, đúng loại không phải điều đơn giản. Hồ sơ chuẩn bị là bước khó nhất trong thủ tục này. Việc sử dụng Dịch vụ làm sổ đỏ tại Hà Nội có thể giảm bớt gánh nặng cho bạn.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi hoàn thiện đầy đủ văn bản và giấy tờ nói trên; chúng ta tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên Môi trường; hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận nơi có bất động sản cần đăng ký.
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp Quận/huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cấp Quận.
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ; hoặc chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung tại chỗ; hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ; ký vào đơn nơi “ Người tiếp nhận hồ sơ”; đồng thời tiến hành viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế.
Bước 4: Nhận kết quả
Đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận nhận Giấy chứng nhận.
Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, người yêu cầu mang biên nhận đến nhận thông báo thuế; và thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận đồng thời nhận giấy nhận giấy chứng nhận.
Theo lịch hẹn, người yêu cầu cấp sổ đỏ mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả. Trường hợp, ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền.
Lưu ý khi làm thủ tục
Về thời hạn cấp Giấy chứng nhận. Căn cứ vào Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì:
- Thời gian cấp sổ đỏ là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nghĩa là, nếu việc hộp hồ sơ không đúng, không đủ theo quy định; thời hạn được cấp sổ đỏ sẽ còn dài hơn nữa.
- Tổng thời gian cấp Giấy là 30 ngày không kể ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định.
Việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thủ tục hành chính khá phức tạp. Bởi vậy, công nhân có nhu cầu xin Cấp sổ đỏ có thể tìm đến chúng tôi; để có thể hoàn thiện thủ tục một cách nhanh và tiết kiệm nhất có thể.
Vì sao nên sử dụng dịch vụ làm sổ đỏ
Có thể thấy, việc làm thủ tục xin cấp sổ đỏ không phải điều đơn giản. Bạn có thể sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức của mình; mà vẫn có thể mắc phải những sai sót không đáng có khi làm thủ tục. Và khi đó, việc làm thủ tục sẽ càng mất nhiều thời gian hơn; làm chậm trễ những kế hoạch, dự định ban đầu. Vì vậy, thay vì tự mình thực hiện; bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty luật, những người chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý. Bạn nên dùng Dịch vụ làm sổ đỏ tại Hà Nội vì những lí do sau đây:
- Mua nhà đất đang vướng tranh chấp dẫn đến nguy cơ không mua được nhà đất rất cao; chờ đợi Toà án giải quyết và đồng vốn bị chiếm dụng; không biết đến khi nào mới có thể thu hồi được.
- Mua nhà đang bị thế chấp cho khoản nợ khác; khiến Nhà đất sau này có nguy cơ bị bán đấu giá để trả nợ.
- Nhận thấy bất động sản có khả năng sẽ sinh lời cao; nhưng loay hoay không biết cách thức thực hiện việc mua bán như thế nào
- Làm thủ tục rồi nhưng nhận thấy thuế phí khá cao.
Lợi ích khi dùng Dịch vụ làm sổ đỏ tại Hà Nội của Luật Sư X
- Đầu tiên, luật sư sẽ lắng nghe bạn trình bày về mong muốn của mình liên quan đến vị trí; giá cả bất động sản đang định chuyển nhượng. Sau đó sẽ cung cấp tất cả những kiến thức pháp lý về vụ việc liên quan đến tính khả thi của hợp đồng.
- Kế tiếp chúng tôi sẽ liên hệ để yêu cầu các bên cung cấp các giấy tờ có liên quan để thực hiện hợp đồng công chứng. Tư vấn các loại thuế phí sẽ phát sinh trên thực tế cho các bên nắm rỏ.
- Luật sư sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng; dựa trên những dữ kiện và thông tin mà bạn cung cấp.
- Luật sư sẽ thay mặt bạn liên hệ với cơ quan Nhà nước; để thực hiện những thao tác về giao nộp tài liệu, hướng dẫn bạn thực hiện các nghĩa vụ có liên quan; đến khi bạn nhận được sổ đỏ trên tay.
Các bước tiến hành đơn giản
Thay vì phải thực hiện những thao tác rườm rà như trên; khi sử dụng dịch vụ của Luật Sư X, bạn chỉ cần tiến hành những bước như sau:
Bước 1: Tư vấn sơ bộ về tài liệu, hồ sơ, căn cứ và khả năng được cấp sổ đỏ
Bước 2: Tư vấn và thỏa thuận cung cấp dịch vụ kèm hợp đồng pháp lý
Bước 3: Thực hiện cử nhân sự pháp lý; luật sư phù hợp tham gia quá trình đại diện giải quyết thủ tục. Nộp và nhận kết quả đồng thời có những biện pháp pháp lý; trong tình huống không mong muốn xảy ra (khiếu nại, tố cáo).
Bước 4: Nhận và bàn giao kết quả công việc.
Ngoài dịch vụ làm sổ đỏ, bạn có thể tham khảo thêm những dịch vụ của Luật Sư X như:
- Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh
- Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự trọn gói
- Dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2021
Câu hỏi thường gặp
Luật Đất đai không bắt buộc đổi Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ và Sổ hồng cũ sang Sổ hồng mới (mẫu Giấy chứng nhận mới đang được cấp có màu hồng cánh sen – hay còn gọi là Sổ hồng mới).
Sổ đỏ, Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
Câu trả lời là không. Sổ đỏ, hay Giấy chứng nhận chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Vì vậy khi sổ đỏ không tồn tại (bị cháy, hủy hoại,…) thì quyền sử dụng của người sử dụng đất không bị chấm dứt.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là bài viết của Luật sư X về Dịch vụ làm sổ đỏ tại Hà Nội. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102