Dịch vụ làm sổ đỏ tại Hà Nội

bởi Luật Sư X
sổ đỏ tại Hà Nội
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( hay còn gọi là Sổ đỏ) là một trong những loại giấy tờ quan trọng chứng minh quyền của cá nhân được sử dụng đất, là một loại tài sản có giá trị kinh tế rất lớn. Bởi vậy, khi hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng, mua bán đất, giao dịch khác về đất, chủ sở hữu nên thực hiện việc đăng ký xin cấp Sổ đỏ để đảm bảo về quyền sở hữu cũng như khiến bản thân có thể an tâm hơn. Thủ tục xin cấp sổ đỏ tại Hà Nội diễn ra như thế nàoTham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật Đất Đai 2013;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
  • Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.

Nội dung tư vấn:

Để được cấp sổ đỏ tại Hà Nội thì chúng ta cần phải thực hiện 3 bước cơ bản sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đủ theo quy định.

Căn cứ theo Điều 8 – Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì để bắt đầu quy trình thủ tục xin cấp phép thì chúng ta phải soạn thảo một bộ hồ sơ xin cấp phép hợp lệ như sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK
  • Một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 – Luật Đất đai và Điều 18 – Nghị định 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 05 năm 2014
  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐCP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Theo đó, căn cứ vào Điều 100 Luật đất đai 2014 các giấy tờ khác cần phải cung cấp tùy từng trường hợp được quy định như sau: 

“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Có thể thấy rằng, Hồ sơ chuẩn bị là bước khó nhất trong bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Bước 2: Sau khi hoàn thiện đầy đủ văn bản và giấy tờ nói trên, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận nơi có bất động sản cần đăng ký. 

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp Quận/huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bởi vậy mà, sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, thì bạn cần nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cấp Quận. 

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi “ Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời tiến hành viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế.

Bước 4: Đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận nhận Giấy chứng nhận. 

Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, người yêu cầu mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính .

Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận đồng thời nhận giấy nhận giấy chứng nhận.

Bước 5: Theo lịch hẹn, người yêu cầu cấp sổ đỏ tại Hà Nội mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận/ huyện nhận kết quả. Trường hợp, ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền. 

Lưu ý: Về Thời hạn cấp Giấy chứng nhận. Căn cứ vào Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì: 

  • Thời gian cấp sổ đỏ tại Hà Nội là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nghĩa là, nếu việc hộp hồ sơ không đúng, không đủ theo quy định, thời hạn được cấp sổ đỏ sẽ còn dài hơn nữa. 

  • Tổng thời gian cấp Giấy là 30 ngày không kể ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định. 

Việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thủ tục hành chính khá phức tạp. Bởi vậy, công nhân có nhu cầu xin Cấp sổ đó với sự hướng dẫn tỉ mỉ từ phía chúng tôi nêu để có thể hoàn thiện thủ tục một cách nhanh và tiết kiệm nhất có thể.  Dịch vụ này của Luật sư X  giúp khách hàng: 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Dịch vụ làm sổ đỏ tại Hà Nội. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm