Điều 169 bộ luật hình sự

bởi TranQuynhTrang
Điều 169 bộ luật hình sự

Điều 169 Bộ Luật Hình Sự Quy Định Về Tội Bắt Cóc Nhằm Chiếm Đoạt Tài Sản. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến các bạn về quy định của pháp luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản giúp mọi người hiểu thêm vấn đề trên

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 169 bộ luật hình sự

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự mới nhất được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Khoản 1 điều 169 bộ luật hình sự

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Khoản 2 điều 169 bộ luật hình sự

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

i) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

k) Tái phạm nguy hiểm.

Khoản 4 điều 169 bộ luật hình sự

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của 02 người trở lên mà tỷ lệ của mỗi người 46% trở lên;

d) Làm chết người.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Chủ thể của tội phạm

Đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội cướp tài sản. Tuy nhiên, người phạm tội từ dủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 169, vì khoản 1 Điều 169 là tội phạm nghiêm trọng và người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nên trong cùng một vụ án có thể có thể có một người bị hại, nhưng cũng có thể có nhiều người bị hại, có người bị hại chỉ bị xâm phạm đến tài sản; có người bị hại bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; có người bị hại vừa bị xâm phạm đến tài sản vừa bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự.

Thông thường tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt, người bị bắt cóc là người bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; còn người bị xâm phạm tài sản lại là những người thân của người bị bắt cóc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bị bắt cóc đồng thời là người bị xâm phạm tài sản.

Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan

Bắt cóc là hành vi bắt người trái pháp luật. Thông thường hành vi bắt người làm con tin được thực hiện một cách lén lút và đưa người bị bắt đến một nơi nào đó rồi tìm cách thông báo cho người thân của người bị bắt cóc biết, cùng với yêu cầu người thân của họ phải nộp một số tiền thì mới thả người bị bắt cóc, nếu không nộp tiền hoặc tài sản thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đén tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm. Hành vi bắt người trái pháp luật được thực hiên bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, xịt ête, lừa dối… để bắt được người làm con tin. Thủ đoạn bắt cóc không phải là dấu hiệu đặc trưng của hành vi phạm tội (không có ý nghĩa trong việc định tội), nhưng hành vi bắt cóc người làm con tin lại là đặc trưng cơ bản của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, bởi lẽ bắt người làm con tin chính là một thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài hành vi bắt cóc người làm con tin, người phạm tội còn có hành vi đe doạ người khác (cơ quan, tổ chức hoặc người thân của con tin) nếu không giao nộp tiền hoặc tài sản thì con tin sẽ bị giết, bị đánh đập, hành hạ… Hành vi đe doạ người khác cũng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: gọi điện thoại, viết thư, nhắn tin qua người khác hoặc trực tiếp gặp người thân của con tin…

Cùng với việc đe doạ người khác, người phạm tội còn có thể có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có những hành vi, thủ đoạn khác đối với người bị bắt làm con tin để người này sợ hãi mà yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc người thân của mình nộp tiền hoặc tài sản như: đánh, trói, doạ giết, doạ đánh, doạ đem bán ra nước ngoài, bán cho các ổ mại dâm… Đối với hành vi xâm phạm trực tiếp đến con tin, nếu cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng với hành vi xâm phạm. Ví dụ: A, B bắt cóc C sau đó yêu cầu C viết thư về nhà lấy 30 cây vàng giao cho cho chúng thì chúng mới thả C. Tuy nhiên, trong lúc B đi gửi thư về nhà C thì A ở lại cưỡng hiếp C. Như vậy, hành vi của A vừa cấu thành tội bắt cóc nhằm chuyến đoạt tài sản vừa cấu thành tội hiếp dâm.

Nếu hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác, nhưng hành vi này được quy định là yếu tố định khung hình phạt quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Điều 134 Bộ luật hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội. Ví dụ: Người bị bắt làm con tin bị trói, bị đánh đập gây tổn hại đến sức khoẻ có tỷ lệ thương tật 30%, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ sức” mà người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt theo khung hình phạt tăng nặng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 169.

– Hậu quả

Cũng như tội cướp tài sản, hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi bắt cóc người làm con tin là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.

Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Cũng như đối với tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Nếu hành vi bắt cóc người làm con tin lại nhằm một mục đích khác mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác. Ví dụ: Để trả thù anh M, nên H bắt cóc con trai anh M mới ba tuổi để anh M phải hủy chuyến đi công tác nước ngoài. Hành vi của H chỉ phạm tội bắt người trái pháp luật.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi bắt cóc, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi bắt cóc người làm con tin. Ví dụ: Trong trường hợp đối với H vừa nêu ở trên, sau khi đã bắt được con của anh M, H lại có ý định chiếm đoạt tài sản của anh M và có những hành vi buộc anh M phải giao cho mình một khoản tiền thì mới trả con cho anh M, thì hành vi của H đã chuyển hóa từ tội bắt người trái pháp luật sang tột bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều 169 bộ luật hình sự”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách dò mã số thuế cá nhân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bắt cóc người dưới 18 tuổi bị xử lý như thế nào?

Hình phạt là phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Hành vi hiếp dâm là gì?

Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm