Điều kiện nhận nuôi con nuôi là như thế nào?

bởi NguyenTriet

Nhận con nuôi hiện không còn là việc hiếm trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về điều kiện cũng như thủ tục nhận nuôi con nuôi. Trong bài viết dưới đây, Luật sư X xin đưa ra hướng dẫn về các điều kiện cần thiết để nhận nuôi con nuôi theo đúng quy định pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật nuôi con nuôi năm 2010
  • Nghị định 24/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 19/2011/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Đối với người nhận nuôi

Cá nhân muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Lưu ý: Đối với trường hợp nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên, người nhận nuôi còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.

Trường hợp không được nhận nuôi con nuôi

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang bị chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Đối với người được nhận nuôi

Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:

Lưu ý: Bên cạnh đó nhà nước cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Để đăng ký việc nuôi con nuôi thì cần thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi, cả người nhận nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi đều phải chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, giấy tờ theo quy định pháp luật:

Hồ sơ của người nhận nuôi
  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao giầy tờ chứng minh nhân thân: CMND/Căn cước công dânHộ chiếu, hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Hồ sơ của người được nhận nuôi
  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
  • Những giấy tờ khác theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến những người liên quan

UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký; hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Bước 4: Đăng ký việc nuôi con nuôi

Sau khi kiểm tra hồ sơ; lấy ý kiến của những người có liên quan; UBND xã sẽ đưa ra quyết định về việc đăng ký nhận nuôi con nuôi. Có hai trường hợp có thể xảy ra:

  • Nếu xét thấy người nhận con nuô;i và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; thì UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi; trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch.
  • Nếu xét thấy không hợp lệ; UBND cấp xã có quyền từ chối đăng ký bằng văn bản cho người nhận con nuôi; cha mẹ đẻ; hoặc người giám hộ; hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng; và nêu rõ lý do từ chối

Lưu ý: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác; kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật; bồi thường thiệt hại; quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Thông tin liên hệ

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X mời quý khách hàng liên hệ hotline: 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm