Đối với các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài, một trong những cách tăng năng suất sản phẩm tại thị trường nhập khẩu chính là bán phá giá. Hiện nay tổ chức kinh tế thế giới và chính phủ các nước đã đưa ra nhiều biện pháp để hạn chế cách thức nhằm bảo vệ trong nước. Vậy trong trường doanh nghiệp bán phá giá thì sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực cạnh tranh
Nội dung tư vấn
Bán phá giá là gì?
Phá giá là bán không đúng với giá trị thực của hàng hóa.
Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường khác (Thị trường nhập khẩu) lại có giá thấp hơn nhiều; bán phá giá sẽ xảy khi gặp phải một trong ba trường hợp sau giá bán thực tế trên thị trường thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất; giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất; giá xuất khẩu thấp hơn giá thấp nhất đang được bán trên thị trường thế giới.
Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm đã sẵn có trong nội địa. Nhưng tuỳ thuộc vào cách sản xuất, phương pháp; nguyên vật liệu, nhân công ở các nước khác nhau mà giá trị gốc sẽ khác nhau đáng kể.
Nguyên nhân doanh nghiệp bán phá giá?
Nhiều doanh nghiệp bán phá giá có mục đích không lành mạnh nhằm đạt được những lợi ích nhất định như:
– Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó chiếm thế độc quyền;
– Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần;
– Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh…
Đôi khi việc bán phá giá là việc không mong muốn do nhà sản xuất, xuất khẩu không thể bán được hàng; cung vượt cầu, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hư hại; … nên đành bán tháo hàng hoá để thu hồi một phần vốn.
Các biện pháp chống doanh nghiệp phá giá tại Việt Nam
Luật quản lý Ngoại thương 2017 quy định:
Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam; hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Điều kiện áp dụng biện pháp chống phá giá
Điều 78. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể; hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này; với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá; đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng; hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam; và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên; không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam; thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá
Nghị định 75/2019/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Điều 8. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường; liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến; hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường; cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
b) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
Điều 9. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
Điều 21. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bán hàng xách tay Có vi phạm pháp luật không?
- Sản xuất mỹ phẩm và nước hoa Chanel giả bị xử lý như thế nào?
- Quy định về hàng hóa nhập lậu được thể hiện như thế nào?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Doanh nghiệp bán phá giá sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định’. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc cần tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo WTO, thiệt hại do bán phá giá gây ra có thể là: thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước; nguy cơ gây ra tổn thất vật chất; hoặc gây cản trở đến hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong nước.
Đây là một tiêu thức khó định lượng một cách rõ ràng, chính xác. Vì vậy các nước nhập khẩu có nhiều cơ hội để áp dụng công cụ bảo hộ sản xuất trong nước bằng áp
Mục tiêu của hành vi bán phá giá là nhằm cho sản phẩm của mình được bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với các sản phẩm khác trong nước nhập khẩu để từ đó tạo được nguồn lợi nhuận và có được một lượng khách hàng ổn định,đứng một vị trí trong nền kinh tế, chiếm lĩnh nền kinh tế nước ngoài bằng sản phẩm giá rẻ nhưng có chất lượng đã được kiểm duyệt để được bán.