Doanh nghiệp có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên?

bởi Hoàng Hà

Để làm nên sự phát triển của một doanh nghiệp thì không thể phủ nhận vai trò, sự đóng góp của các nhân viên trong tập thể đó. Để đảm bảo được năng suất lao động, việc khám sức khỏe định kỳ chính cho người lao động là một biện pháp hữu hiệu mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành có quy định doanh nghiệp có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên hay không? Luật sư X sẽ giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết sau đây:

Căn cứ:

  • Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.
  • Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nội dung tư vấn:

1. Trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Khoản 1 điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có quy định như sau:

Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Như vậy, theo quy định này, việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, đây là công việc bắt buộc mà các doanh nghiệp phải thực hiện, cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động ít nhất 01 lần/01 năm.
  • Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần đối với những người lao động thuộc trường hợp sau đây:
  • Những doanh nghiệp có chế độ phúc lợi, đãi ngộ tốt hơn thì có thể tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên nhiều lần hơn so với quy định của pháp luật.

2. Một số vấn đề cần lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Người lao động có nhiều đối tượng khác nhau như nam giới, phụ nữ, người cao tuổi,…nên việc khám sức khỏe cũn phải được tổ chức phù hợp với một số đặc điểm của những người lao động này. Do đó, pháp luật quy định những điểm cần lưu ý sau đây khi người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.

  • Đối với lao động nữ: Khi khám sức khỏe, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
  • Thời điểm tổ chức khám sức khỏe: Việc khám sức khỏe phải được tổ chức vào các thời điểm sau:
    • Trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn
    • Hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
  • Địa điểm khám sức khỏe: Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
  • Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

3. Xử phạt vi phạm hành chính khi người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Do đó, đối với những doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm điều 17 Nghị định 88/2015/NĐ-CP với mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân sử dụng lao động không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp sử dụng lao động không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên.

Khám sức khỏe định kỳ là vừa là trách nhiệm của người sử dụng lao động, vừa là quyền lợi của người lao động. Khám sức khỏe định kỳ nhằm mục đích theo dõi tình trạng sức khỏe người lao động, đảm bảo năng suất, chất lượng công việc. Mỗi doanh nghiệp, người sử dụng lao động nên tự ý thức được tầm quan trọng của biện pháp này để nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam

2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm