Doanh nghiệp công nghệ cao là gì?

bởi Vudinhha

Doanh nghiệp công nghệ cao đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hiện tại và tương lai phát triển, song, loại hình Doanh nghiệp này vẫn đang chiếm con số ít trong tổng số Doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam. Vì vậy, hàng loạt các chính sách ưu đãi dành cho Doanh nghiệp này ra đời để khuyến khích cá nhân, tổ chức thành lập. Vậy doanh nghiệp công nghệ cao là gì? Hãy cùng hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp công nghệ cao là gì?

Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường

Tiêu chí để xác định

Để được xem đó là DN công nghệ cao cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển và có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm; có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế – xã hội lớn; có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu; góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

– Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành

– Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm.

– Tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với DN vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%.

Đối với các DN có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.

– Số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của DN đối với DN vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5%.

Những ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao.

– Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm.

– Miễn thuế tối đa không quá 04 năm

– Giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 09 năm tiếp theo.

– Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

– Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

– Miễn tiền thuê đất trong cả thời hạn thuê đất đối với đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học nếu đáp ứng được các điều kiện liên quan đối với hoạt động khoa học công nghệ (nếu có) bao gồm: Đất xây dựng phòng thí nghiệm, đất xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đất xây dựng cơ sở thực nghiệm, đất xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị 2 bộ hồ sơ, hồ sơ gồm có

+ Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao

+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

+ Bản thuyết minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao trực tiếp tại trụ sở của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc thông qua đường bưu điện.

– Bộ Khoa học và Công nghệ (trực tiếp là Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao) tổ chức tiếp nhận; thẩm định hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn yêu cầu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ; doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm bổ sung; sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.

Bước 3: Nhận kết quả

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận DN CNC; Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp công nghệ cao là gì?

Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

Tiêu chí xác định?

Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển và có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm; có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế – xã hội lớn; có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu; góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

Công nghệ cao là gì?

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng; tính năng vượt trội; giá trị gia tăng cao; thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất; dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất; dịch vụ hiện có.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm