Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì theo quy định mới 2023

bởi Trà Ly
Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì theo quy định mới 2023

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp người kinh doanh buôn bán bị lừa bởi các thành phần tội phạm sử dụng tiền giả để mua bán hàng hóa nhằm mục đích đổi lấy tiền thật. Rất nhiều người tỏ ra bất bình, bức xúc vì bị lừa, đáng nói hơn là chúng thường hành động với những người đã cao tuổi, mắt kém. Hành vi này đáng bị lên án mạnh mé và phải được cơ quan chức năng xử lý một cách nghiêm khắc. Vậy, Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì theo quy định hiện hành? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Tiền giả là gì?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:

“1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.

4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.”

Theo đó thì tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

Căn cứ theo Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định:

“1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.

3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy thì hành vi lưu hành tiền giả bị pháp luật cấm.

Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì?

Vì hành vi sử dụng tiền giả mua hàng hóa thuộc vào hoạt động lưu hành tiền giả nên có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả:

Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì theo quy định mới 2023
Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì theo quy định mới 2023

Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tiền giả

Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (Khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có những nội dung quy định như sau:

Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;

c) Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;

d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Sử dụng tiền giả mà mua hàng hóa không biết đó là tiền giả có bị xử lý không?

Việc chứng minh một người có hành vi sử dụng tiền giả mua hàng hóa có lỗi hay không có lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Tại Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như sau:

“Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

“Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

Như vậy, nếu hành vi phạm tội với lỗi cố ý hoặc vô ý thì có thể chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu không có lỗi khi thực hiện hành vi này thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khuyến nghị: 

Luật sư X là hệ thống pháp luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, Chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư liên quan đến vấn đề dân sự. Luật sư X cam kết sẽ bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì theo quy định mới 2023”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Đài Loan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Người mua tiền giả có bị xử lý theo quy định của pháp luật không?

Đối với hành vi mua tiền giả thì được chia làm hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả
Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) chỉ quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Do đó, nếu như hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả thì vẫn chưa đủ căn cứ để truy tố tội tàng trữ tiền giả. Vì vậy, trong trường hợp này có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 2: Hành vi mua bán đã hoàn thành và người mua đã nhận được tiền giả
Giai đoạn này được xem là đủ cấu thành tội phạm theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) và có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Cấu thành tội phạm sử dụng tiền giả mua hàng hóa?

Mặt khách quan của tội phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả:
Hành vi:
– Hành vi làm tiền giả: Thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật.
– Hành vi tàng trữ tiền giả: Thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào.
– Hành vi vận chuyển tiền giả: Thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…).
– Hành vi lưu hành tiền giả: Thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…).
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quy định của nhà nước về quản lý tiền tệ.
Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc các trường lợp loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm