In tiền giả bán cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

bởi VanAnh
In tiền giả bán cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

“Chào luật sư, mới đây tôi đọc được bài báo; Võ Văn Tình, 26 tuổi, dùng máy in màu để sản xuất tiền rồi đem bán cho các “con bạc” hoặc người nghiện. Luật sư cho tôi hỏi In tiền giả bán cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cảm ơn luật sư”

Vụ việc cụ thể như sau:

Ngày 21/11, Tình (quê Phú Yên) bị Công an tỉnh Bình Dương tạm giữ về hành vi Sản xuất, bán tiền giả. Tuần trước, sau thời gian theo dõi, trinh sát bắt quả tang Tình mang tiền giả đi bán cho khách tại Khu công nghiệp Sóng Thần, TP Dĩ An. Khám xét anh ta, cảnh sát thu giữ 100 triệu đồng tiền giả.Tại nơi ở của Tình thuộc quận Tân Phú (TP HCM), cảnh sát thu giữ nhiều tang vật gồm máy tính, máy in màu, máy ép nhiệt, giấy… và nhiều bản in tiền giả mệnh giá 500.000 đồng chưa cắt, cùng một seri.

Làm việc với công an, Tình khai mua máy in màu và các vật dụng về làm tiền giả và bán cho khách ở Bình Dương, Đồng Nai… Cứ 5 triệu đồng tiền giả, anh ta thu về một triệu tiền thật. Người mua thường là các “con bạc” dùng tiền này để đánh bài, lắc tài xỉu, đá gà, một số là người nghiện ma túy.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi này, Luật sư X tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý


Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 88/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Các loại hình như vàng, bạc và các giấy tờ có giá trị khác; được sử dụng với tính chất là phương tiện thanh toán trong đời sống xã hội; và trên thực tế đã bị làm giả rất nhiều. Ngày nay, Tốc độ làm giả phát triển ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng. Hành vi In tiền giả bán cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; được quy định tại Điều 207 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả Bộ luật hình sự

In tiền giả là gì?

Tiền giả là những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nưốc tổ chức in, đúc, phát hành.

Hành vi in tiền giả là hành vi làm tiền giả mà không phải tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam có quy định:

Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, tiền không do Ngân hàng Nhà nước phát hành đều là tiền giả”

Cấu thành tội phạm của Tội làm tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là một chủ thể đặc biệt. Người đó chỉ cần đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Tội này xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ. Hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế – xã hội của đất nước như phá giá đồng tiền, gây lạm phát… dẫn đến trật tự chính trị – xã hội không ổn định.

Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội tiền giả là Người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả; được thực hiện với lỗi cố ý.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi của tội phạm các hành vi sau đây.

  • Đối với tội làm tiền giả: thể hiện thông qua các hành vi in, vẽ, tạo bản sao; hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này như tiền thật, séc thật, trái phiếu chính hãng để khiến người khác phải suy nghĩ tưởng nó là thật.
  • Đối với việc tàng trữ tiền giả: thể hiện trong hành vi lưu trữ các đối tượng này; (một cách bất hợp pháp) dưới mọi hình thức.
  • Đối với việc vận chuyển tiền giả: thể hiện thông qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này sang nơi khác; bằng mọi phương tiện (sông, đường, không khí …) bằng mọi phương tiện (như tàu, xe và máy bay bay).
  • Đối với việc lưu hành tiền giả: thể hiện thông qua hành vi đưa tiền giả, séc giả, trái phiếu giả; vào sử dụng để thanh toán, trao đổi … (chẳng hạn như sử dụng tiền để mua hàng hóa …).

Mục đích của việc làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu thông tiền giả là để thu lợi bất chính.

In tiền giả bán cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; quy định về tội làm, tàng trữ, vẫn chuyển, lưu hành tiền giả như sau:

Khung 1

Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Khung 2

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Khung 3

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử phạt hành chính liên quan đến tiền giả

Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP:

Mức 1

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền; khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;

c) Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ; hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;

d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

Mức 2

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

c) Không lập biên bản; hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

Mức 3

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

Mức 4

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần; hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật

Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm; tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo; đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm; quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng; để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp; có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, hành vi in tiền giả của Tình là hành vi vi phạm pháp luật. Vụ việc đang được điều tra làm rõ. Nhưng với số tiền thu được là 100.000.000; có thể Tình sẽ đối mặt với mức án phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi; về “In tiền giả bán cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”. Nếu bạn muốn thực hiện thủ tục một cách nhanh và chính xác nhất hãy vui lòng liên hệ với văn phòng của chúng tôi hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị phạm tội in tiền giả bị xử lý như thế nào?

Trường hợp chuẩn bị phạm tội: Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Tội rửa tiền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự. Theo đó; có 3 khung hình phạt chính (hình phạt nặng nhất là 15 năm tù giam); và 1 khung hình phạt bổ sung (phạt tiền; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản).

Cướp giật tài sản là gì?

Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản mà không dùng vũ lực; hay bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần; bất ngờ và nhanh chóng; lợi dụng sự lơ là; mất cảnh giác của người bị hại; rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu tài sản đó; hoặc người quản lý tài sản đó. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm