Bên cạnh người già và trẻ em, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng được pháp luật danh nhiều những đặc quyền. Đó là những chế đố thai sản đối với người lao động nữ đang mang thai.
Căn cứ:
- Bộ luật lao động 2012
- Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn
1. Nữ lao động mang thai 7 tháng có thể được giảm thời gian làm việc 1 giờ
Làm mẹ luôn được xem là một thiên chức thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, con số thống kê chỉ ra rằng có tới 98% những người phụ nữ mang thai đang ở độ tuổi lao động. Do đó, người phụ nữ mang thai vừa phải thực hiện thiên chức làm mẹ và vừa phải đảm bảo nghĩa vụ của người lao động. Bên cạnh đó, người phụ nữ phải chịu nhiều những suy giảm về mặt sức khỏe và tâm lý.
Do vậy, pháp luật dành nhiều sự quan tâm và quy định những chế độ nghỉ ngơi đối với người lao động nữ mang thai. Một trong số những quy định đó là cho phép người lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 có thể được giảm thời lượng làm việc 1 giờ đồng hồ so với bình thường. Cụ thể tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
…..
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Như vậy, dựa theo quy định nêu trên thì đối với những nữ lao động làm công việc nặng nhọc từ tháng thứ 7 trở đi thì được xem xét điều chuyển làm công việc khác nhẹ hơn. Nếu trường hợp xét thấy không thể điều chuyển nữ lao động làm công việc khác nhẹ hơn thì người lao động nữ mang thai sẽ được giảm bớt 1 giờ làm việc so với bình thường mà vẫn được hưởng 100% lương. Nếu trường hợp người lao động không điều chuyển làm công việc khác thì người lao động nữ mang thai có thể yêu cầu về việc điều chuyển hoặc yêu cầu cầu được giảm bớt thời giờ làm việc theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người lao động nữ khi mang thai đều được yêu cầu giảm bớt 1 giờ làm việc khi mang thai tới tháng thứ 7. Quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với những người lao động nữ mang thai đang làm các công việc nặng nhọc.
2. Công việc thế nào là công việc nặng nhọc
Để xác định những công việc cụ thể nào được quy định là công việc nặng nhọc thì căn cứ theo danh mục được ban hành kèm Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH quy định về các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, xét thấy có thể liệt kê những công việc nặng nhọc đó là:
- Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò
- Thủ kho và bảo quản hóa chất phục vụ việc phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Bốc xếp thủ công
- Lái máy san
- Phun bi, tẩy rỉ kim loại
- Vận hành máy đầm, máy rung, máy dùi, máy xiết đinh đường sắt
- Sản xuất bê tông (tà vẹt bê tông, cấu kiện bê tông…)
- Gác chắn đường ngang
- Thợ máy tàu
- Sỹ quan thủy thủ, thuyền viên trên tầu vận tải
- Sửa chữa gầm, máy các loại ô tô, xe nâng container
- Bê khung, động cơ xe trong dây chuyền sản xuất xe máy
- Cấp phát nhiên liệu và vận hành hệ thống xăng tái chế
- Pha trộn cát làm khuôn đúc
- Phá khuôn đúc bằng chầy hơi
- Vận hành trạm bơm tuần hoàn nước hồ xỉ nhà máy nhiệt điện than
- Vận hành thiết bị kênh nước tuần hoàn và thiết bị thải trên hồ xỉ nhà máy nhiệt điện
- Quản lý và vận hành trạm biến áp từ 110KV đến dưới 500 KV
Như vậy, những người nữ lao động làm các công việc được liệt kê nêu trên khi mang thai có quyền yêu cầu người sử dụng lao động giảm giờ làm 1 giờ đồng hồ so với bình thường.
Ví dụ, lao động nữ là thủ kho và bảo quản hóa chất phục vụ việc phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Công việc này nặng nhọc và hóa chất ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người mẹ và thai nhi. Trường hợp này, khi mang thai đến tháng 07, lao động nữ được chuyển sang làm một công việc khác nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về tư vấn pháp luật lao động tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay