Giải thể công ty hợp danh hiện nay quy định như thế nào?

bởi HongNgoc
Giải thể công ty hợp danh

Hiện nay, với sự hỗ trợ của Nhà nước thì nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển; việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh và phát triển mạnh mẽ thì sẽ cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi doanh nghiệp không bảo đảm được các yêu cầu cơ bản thì bắt buộc sẽ phải bị ngưng hoạt động và cần thực hiện việc giải thể doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với công ty hợp danh, bởi chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh và khả năng huy động vốn hạn chế. Vậy pháp luật quy định về giải thể công ty hợp danh như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Công ty hợp danh là gì?

Trước khi tìm hiểu quy định về giải thể công ty hợp danh, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu xem: Công ty hợp danh là gì?

1. Theo Luật doanh nghiệp 2020, Công ty hợp danh (CTHD) là doanh nghiệp, trong đó:

• Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

• Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

• Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Trường hợp giải thể công ty hợp danh

Hiện nay có 4 trường hợp công ty hợp danh có thể thực hiện thủ tục giải thể. Bao gồm:

1. Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

2. Theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh.

3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Điều kiện giải thể công ty hợp danh

Giải thể doanh nghiệp là quyền của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, công ty hợp danh chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Cụ thể, công ty bạn cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan. Bao gồm: người lao động, chủ nợ, đối tác, cơ quan nhà nước…

Thủ tục giải thể công ty hợp danh

Bước 1

Công ty bạn thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.

Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

• Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

• Lý do giải thể.

• Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

• Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.

• Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Bước 2

Công ty bạn tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.

Sau khi thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp, công ty hợp danh tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Việc này tiến hành tổ chức thanh lý tài sản do Hội đồng thành viên trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản. Trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3

Công bố giải thể doanh nghiệp.

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể; biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp.

Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Nếu công ty bạn còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể; phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan.

2. Ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể; và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 4

Tiến hành thanh toán các khoản nợ.

Các khoản nợ của công ty bạn được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; các quyền lợi khác của người lao động đã ký kết.

2. Nợ thuế.

3. Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ mà vẫn còn, phần còn lại chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp…

Bước 5

Gửi hồ sơ giải thể công ty hợp danh.

Trong 05 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của CTHD gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết; quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ công ty; hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản. Hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể công ty hợp danh bao gồm giấy tờ sau đây:

• Thông báo về giải thể doanh nghiệp.

• Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Bao gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

Có thể bạn thích:

Câu hỏi thường gặp

Nhược điểm của công ty hợp danh là gì?

1. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Vì vậy tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh.
2. Thành viên hợp danh bị hạn chế nhiều quyền như: không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty khác…
3. Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế.

Phương án giải quyết nợ của công ty hợp danh khi giải thể bao gồm gì?

Phương án giải quyết nợ của CTHD bao gồm:
• Tên, địa chỉ của chủ nợ.
• Số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó.
• Cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Trong quá trình giải thể, công ty hợp danh có thể gặp phải khó khăn gì?

Thủ tục giải thể công ty hợp danh rất phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất chính là thủ tục chốt thuế giải thể. Trong quá trình chốt thuế thì công ty phải giải quyết tất cả các khoản nợ thuế còn nợ (nếu có) và tờ khai còn thiếu.

Nếu công ty hợp danh chấm dứt hoạt động mà không làm thủ tục giải thể bị xử lý như nào?

Nếu CTHD đã chấm dứt hoạt động mà không tiến hành làm thủ tục giải thể theo đúng quy định. CTHD sẽ bị đưa vào danh sách khóa mã số thuế. Người đại diện của công ty trong trường hợp này sẽ không được phép thành lập công ty khác và không xuất cảnh được.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về quy định giải thể công ty hợp danh. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm