Theo thống kê của tổ chức các doanh nghiệp trong nước cho thấy, cứ mười doanh nghiệp mới thành lập thì có đến sáu doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh covid 19 ngày một căng thẳng thì tỉ lệ các doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản lại càng gia tăng. trước tình hình trên, Luật sư X nhận được rất câu hỏi về quy định giải kinh doanh hộ gia đình như sau:
Xin chào Luật Sư! Thời gian trước, tôi có đăng kí kinh doanh hộ gia đình. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại nên làm ăn thua lỗ. Tôi muốn giải thể kinh doanh nhưng không rõ trình tự, thủ tục. Mong luật sư giải đáp giú[!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- nghị định 01/2021/ NĐ-CP đăng kí thành lập doanh nghiệp
Nội dung tư vấn
Thế nào là kinh doanh hộ gia đình?
Hộ kinh doanh là : một cá nhân, một nhóm cá nhân (có thể là hộ gia đình) thành lập. Các cá nhân phải đáp ứng điều kiện trên 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo đó, một hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dưới một địa điểm, sử dụng dưới mười lao, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Ngoài ra, hộ gia đình sản xuất: nông nghiệp; lầm nghiệp; ngư nghiệp; làm muối; người bán hàng rong; quà vặt; kinh doanh lưu ; làm dịch vụ có thu nhập thì không phải đăng kí. Trừ trường kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Ngoài ra, thu nhập thấp là thu nhập được Ủy ban nhân dân tỉnh – thành phố quy định khung khác nhau.
Trường hợp giải thể kinh doanh hộ gia đình
Hiện nay có 4 trường hợp kinh doanh hộ gia đình có thể thực hiện thủ tục giải thể. Bao gồm:
- Hoạt động không hiệu quả, không mang lại lợi nhuận
- Hoạt động theo thời vụ sản xuất và đã hết thời vụ hoặc giai đoạn kinh doanh
- Thay đổi loại hình kinh doanh
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh, Trừ trường hợp Luật Quản Lý Thuế có quy định khác.
Điều kiện giải thể kinh doanh hộ gia đình
Có nhiều nguyên nhân khiến chủ hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, khi chấm dứt hoạt động chủ hộ kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ hộ kinh doanh phải đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, các khoản nợ và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động (nếu cơ sở kinh doanh có thuê lao động).
Thủ tục giải thể kinh doanh hộ gia đình
Bước 1
Tiến hành rà soát tài sản, khoản nợ hoặc nghĩa vụ về thuế chưa hoàn thành
Công việc rà soát các tài sản hiện có, các khoản còn nợ, nghĩa vụ về thuế chưa hoàn thành và các khoản nợ chưa đòi được; là công việc quan trọng và cần thiết trước khi cơ sở kinh doanh tiến hành giải thể, Bước này, giúp chủ hộ kinh doanh khi thực hiện giải thể không còn bối rối vì vướng vào nhiều vấn đề cần cần giải quyết. Đồng thời, giúp chủ cơ sảo kinh doanh tránh được các rắc rối sau khi hoàn thành thủ tục giải thể.
Bước 2
Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản và hoàn thành các nghĩa vụ khác
Sau khi đã nắm rõ các tài sản hiện có, và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thuế; Chủ cơ sở kinh doanh cần thanh lý các tài sản còn giá trị sử dụng nhưng không dùng đến sau khi giải thể. Thực hiện bước này giúp chủ sở hữu thu hồi lại một phần vốn sau khi đầu tư kinh doanh.
Đồng thời, chủ cơ sở kinh doanh cần thông báo việc sắp giải thể tới các lao động đang làm việc tại cơ sở, cũng như đảm bảo quyền lợi các lao động sau khi nghỉ việc tại cơ sở kinh doanh.
Bước 3
Cần chuẩn bị các giấy tờ sau để giải thể cơ sở kinh doanh và Gửi hồ sơ giải thể cơ sở kinh doanh
Văn bản đề nghị xác nhận không nợ thuế (03 bản chính);
Đơn xin hủy hóa đơn (nếu có sử dụng và 03 bản chính);
—-> Nộp tại cơ quan thuế
Giấy phép ĐKKD (bản gốc)
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Thông báo ngừng kinh doanh;
Kết quả không nợ thuế từ cơ quan thuế
—-> Nộp tại Cơ quan đăng kí kinh doanh Ủy ban Quận, huyện
Lưu ý:
– Nếu cơ sở kinh doanh có sử dụng hóa đơn VAT thì phải chuẩn bị các giấy tờ: hóa đơn giá trị gia tăng; sổ mua hóa đơn giá trị gia tăng; giấy tờ pháp lý nhân thân của chủ hộ kinh doanh hoặc giấy tờ pháp nhân thân của người Đại diện pháp luật. Sau đó, nộp: hồ sơ giá trị gia tăng; quyết toán giá trị; tài khoản thu nhập cá nhân. TỪ 30 – 60 ngày Cơ quan quyết toán thuế đối chiếu và trả kết quả không nợ thuế thì nộp hồ sơ trả giấy phép kinh doanh tại Cơ quan đăng kí kinh doanh Ủy ban Quận, huyện.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
- Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục giải thể kinh doanh hộ gia đình – Mới nhất” Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh là : một cá nhân, một nhóm cá nhân (có thể là hộ gia đình) thành lập. Các cá nhân phải đáp ứng điều kiện trên 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo đó, một hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dưới một địa điểm, sử dụng dưới mười lao, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Có nhiều nguyên nhân khiến chủ hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, khi chấm dứt hoạt động chủ hộ kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ hộ kinh doanh phải đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, các khoản nợ và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động (nếu cơ sở kinh doanh có thuê lao động).
1. Văn bản đề nghị xác nhận không nợ thuế (03 bản chính);
2. Đơn xin hủy hóa đơn (nếu có sử dụng và 03 bản chính);
—-> Nộp tại cơ quan thuế
1. Giấy phép ĐKKD (bản gốc)
2. Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
3. Thông báo ngừng kinh doanh;
4. Kết quả không nợ thuế từ cơ quan thuế
—-> Nộp tại Cơ quan đăng kí kinh doanh Ủy ban Quận, huyện