Dạ thưa Luật sư. hiện tôi vừa thành lập Công ty dệt may do tôi làm chủ và tôi giữ chức vị là Giám đốc công ty. Tôi có sẵn 10 máy may thuộc sở hữu của tôi. Liệu tôi có thể ký kết hợp đồng thuê 10 máy may đó để phục vụ công ty và đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh được không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi làm rõ thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nghĩa vụ, quyền hạn của Giám đốc cũng như sáng tỏ cho thắc mắc Giám đốc có được ký hợp đồng với chính mình. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Giám đốc là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Giám đốc là người đứng đầu của doanh nghiệp, người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Quyền và nghĩa vụ của giám đốc công ty
Khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc như sau:
- Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Điều kiện và tiêu chuẩn làm Giám đốc
Giám đốc có trách nhiệm điều hành, quản lý, hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tuy nhiên không phải bất ký cá nhân nào cũng có thể làm Giám đốc
Để làm Giám đốc bạn phải có điều kiện và tiêu chuẩn nhất định theo quy định tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Theo đó:
Giám đốc trước tiên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh. Nếu công ty cần thuê Giám đốc ở ngoài mà không theo tiêu chuẩn này hoặc theo tiêu chuẩn khác theo tình hình riêng của công ty thì phải quy định trong Điều lệ công ty.
Đối với trường hợp một công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Khi thành lập công ty con thì ngoài trừ các tiêu chuẩn và điều kiện ở trên thì Giám đốc công ty con không được có mối quan hệ thân cận với quản lý công ty mẹ, với người đại diện phần vốn nhà nước trong công ty mẹ.
Mối quan hệ cụ thể như sau: là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.
Giám đốc có được ký hợp đồng với chính mình?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 về Phạm vi đại diện thì:
Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Như vậy, Giám đốc (người đại diện theo pháp luật) của công ty bạn sẽ không thể đại diện cho pháp nhân để ký hợp đồng (thực hiện giao dịch dân sự) với chính mình.
Giám đốc hay Chủ tịch có quyền ký hợp đồng lao động cho nhân viên?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền th
Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 quy định, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chức danh của người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,….
Đối với công ty TNHH 1 thành viên mà chủ sở hữu là tổ chức thì công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với công ty cổ phần, trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?
- Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 2022 là gì?
- Thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giám đốc có được ký hợp đồng với chính mình”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh,dịch vụ công chứng giấy tờ tại nhà, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu Giám đốc không thuộc trường hợp được công ty cổ phần thuê về để quản lý mà là cổ đông của công ty thì sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã mua hay đăng ký mua với nghĩa vụ tài sản của công ty khi công ty phá sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Kế toán năm 2015 được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định về những người không được làm kế toán thì: “Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”
Đối với vấn đề về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền công của Giám đốc, Tổng giám đốc được quy định tại Khoản 2 Điều 163 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thẩm quyền quyết định cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thuộc về Hội đồng quản trị.
Điều 163. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây:
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và thưởng. Tiền lương và thưởng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.‘