Dạ thưa Luật sư. Tôi vừa được bổ nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của công ty về kỹ thuật y tế. Tháng sau, công ty cần mua một số trang thiết bị để phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh của công ty. Liệu tôi có thể đứng ra thực hiện giao dịch ký kết hợp đồng mua bán không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi làm rõ thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nghĩa vụ, quyền hạn của Giám đốc điều hành cũng như sáng tỏ cho thắc mắc Giám đốc điều hành có được ký hợp đồng không. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành (CEO) là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. CEO còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.
Giám đốc điều hành có vai trò định hướng chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược), thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty, thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát vốn) và một nhiệm vụ rất quan trọng nữa của Giám đốc điều hành là dụng nhân, xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả,…
Nhiệm vụ của giám đốc điều hành
- Quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Giám đốc có vai trò quyết định đến tình hình của doanh nghiệp.
Chức vụ này sẽ thực thi một số chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng quy mô sản xuất của công ty, gia tăng lợi nhuận.
Các chiến lược kinh doanh này có thể kể đến: Phương án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh, các kế hoạch xây dựng thương hiệu, kế hoạch quảng bá sản phẩm,…
Bên cạnh đó, tổng giám đốc sẽ có những kế hoạch để thực hiện các phương án đầu tư hiệu quả nhất, tối ưu chi phí và có được lợi nhuận tối đa nhất.
- Là cố vấn tham mưu trong trường hợp công ty là tập đoàn và có chủ tịch
Nếu doanh nghiệp là một tập đoàn lớn mạnh, có nhiều công ty mẹ và công ty con, hình thành một mạng lưới thì Giám đốc điều hành chính là cố vấn tham mưu trong trường hợp này.
Giám đốc điều hành sẽ trực tiếp viết kế hoạch, điều hành, báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn tới chủ tịch.
Mặt khác, Giám đốc điều hành sẽ là cố vấn tư vấn các chiến lược phát triển tập đoàn, các kế hoạch quan trọng, các dự báo hoặc tầm nhìn dài hạn trong kinh doanh đối với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Giám đốc điều hành có được ký hợp đồng không?
Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Hợp đồng là một trong những giao dịch dân sự, để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Theo đó, người đại diện theo pháp luật đương nhiên là người có quyền ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp.
Ngoài một số trường hợp đặc biệt, người đại diện theo pháp luật được quy định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nội dung về người đại diện theo pháp luật là nội dung bắt buộc phải được thể hiện trong hồ sơ đăng ký. Căn cứ quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các chức danh sau đây sẽ là người đại diện theo pháp luật tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp | Chức danh | Căn cứ pháp lý (Luật Doanh nghiệp năm 2020) |
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên | – Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc; – Giám đốc hoặc Tổng giám đốc | Khoản 3 Điều 54 |
Công ty TNHH 1 thành viên | – Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc; – Chủ tịch công ty; – Giám đốc hoặc Tổng giám đốc | Khoản 3 Điều 79 |
Công ty cổ phần | – Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc; – Giám đốc hoặc Tổng giám đốc | Khoản 2 Điều 137 |
Công ty hợp danh | Tất cả thành viên hợp danh | Khoản 1 Điều 184 |
Doanh nghiệp tư nhân | Chủ doanh nghiệp tư nhân | Khoản 3 Điều 190 |
Doanh nghiệp không được bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật ngoài những chức danh này. Tóm lại, với mỗi loại hình doanh nghiệp, những chức danh trên có quyền đương nhiên đại diện công ty để ký kết các hợp đồng.
Như vậy, Giám đốc điều hành hoàn toàn có thẩm quyền ký kết hợp đồng giao dịch đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.
Ai có quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên?
Theo quy định tại khoản đ Điều 55 Luật Doanh nghiệp năm 2020 :
“Điều 55. Hội đồng thành viên
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;”
Theo quy định trên thì Hội đồng thành viên sẽ có quyết định bổ nhiệm và ký hợp đồng với Giám đốc và chủ tịch hội đồng thành viên sẽ là người đứng ra thay mặt hội đồng thành viên ký hợp đồng lao động với Giám đốc.
Giám đốc điều hành có được ký hợp đồng lao động với chính mình không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo căn cứ trên thì cá nhân, pháp nhân không được nhân danh người được đại diện để xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình mà mình cũng là người đại diện của người đó. Do đó, bạn không thể đại diện cho công ty ký hợp đồng với chính mình được.
Theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị công ty cổ phần như sau:
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
Theo đó, hợp đồng lao động đối với Giám đốc là do Hội đồng quản trị ký kết nên hợp đồng lao động của bạn sẽ do Hội đồng quản trị ký. Chính vì vậy, Giám đốc điều hành không thể tự ký hợp đồng với chính mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?
- Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 2022 là gì?
- Thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giám đốc điều hành có được ký hợp đồng không”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, Giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định về pháp luật doanh nghiệp hiện nay không có quy định cụ thể về số lượng giám đốc của một công ty cổ phần. Do đó, có thể hiểu rằng các công ty cổ phần có thể có hơn một giám đốc công ty. Khi đó, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi giám đốc trong công ty được quy định chi tiết tại Điều lệ của doanh nghiệp.
– Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
– Thù lao, tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân:
Căn cứ Khoản 2 Điều 85 LDN 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì:
“2. Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”
Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức:
Căn cứ Khoản 1 Điều 82 LDN 2020 quy định về Giám đốc, Tổng Giám đốc thì:
“…Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.”
Như vậy, dù thuộc trường hợp công ty có chủ sở hữu là tổ chức hay chủ sở hữu là cá nhân thì Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên đều hoàn toàn có thể kiêm nhiệm Giám đốc/ Tổng giám đốc, nếu điều lệ công ty không có quy định khác.