Chốt cảnh sát giao thông là việc cảnh sát giao thông lập các chốt kiểm tra thường xuyên hoặc cố định dến một địa điểm để tuần tra, kiểm soát là một trong các công tác quan trọng trong giao thông đường bộ. Chốt cảnh sát giao thông được thực hiện bởi cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện và người tham gia giao thông. Khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ họ sẽ dừng các phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ, trang thiết bị an toàn của xe và người lái xe. Ngoài ra, chốt CSGT cũng được thực hiện khi có sự cố xảy ra trên đường, như tai nạn giao thông hoặc sự cố hệ thống giao thông. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông sẽ sử dụng biển báo hoặc đèn tín hiệu để báo chốt cho các phương tiện biết để điều tiết giao thông và đảm bảo an toàn cho người tham gia. Chốt CSGT là một hành động quan trọng trong việc giữ gìn trật tự và an toàn trên đường bộ. Vậy, hành vi báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ có bị xử lý không?
Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Hành vi báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ “. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Cơ sở pháp lý
Quy định của pháp luật về hành vi vi phạm giao thông đường bộ
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
- Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
Cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Chủ thể
Điểm mới của Bộ Luật hình sự 2015 là có thêm dấu hiệu là người tham gia giao thông đường bộ, theo đó người tham gia giao thông là khái niệm rất lớn, bao gồm tất cả những người tham gia vào hoạt động giao thông vận tải đường bộ như: người điều khiển xe, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ (Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008). Quy định mới này xuất phát từ thực tế là tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông dẫn đến tai nạn giao thông ùn tắc giao thông nghiêm trọng, thậm chí chết người trong nhiều trường hợp đến từ những người tham gia giao thông.
Khách thể
Những người vi phạm giao thông này xâm phạm vào những quy định của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, là những quy định được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn giao thông vận tải, giao thông được vận hành trơn tru, thông suốt, bảo vệ sự an toàn, tính mạng của người người tham gia giao thông, bảo vệ tài sản của nhà nước, của các tổ chức và tài sản của công dân.
Mặt chủ quan
Lỗi cố ý. Những người tham gia giao thông vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm,…đều xuất phát từ sự cố ý. Ngoài ra, nếu người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng phương tiện để vượt đèn đỏ, giết người, gây thương tích hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng, còn sử dụng phương tiện giao thông sẽ được coi là thủ đoạn để thực hiện tội phạm. Ví dụ: A và B xích mích, vì A muốn giết B nên đã để ý lúc B ra đường tham gia giao thông rồi lao ra đâm chết B, thì truy cứu trách nhiệm hình sự A về tội giết người theo Điều 93 Bộ Luật hình sự 2015, xe máy được coi là phương tiện gây án.
Mặt khách quan
Tội phạm được thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Phương tiện giao thông đường bộ gồm các loại xe có động cơ: xe hơi, xe máy kéo, tàu điện bánh hơi, xe gắn máy và các loại xe chuyên dùng khác, ở nước ta phương tiện giao thông vận tải bao gồm cả những phương tiện giao thông vận tải thô sơ, không có động cơ, người dẫn dắt (xe thồ, xe đạp), xe được điều khiển bằng súc vật (xe bò, xe ngựa) hoặc người cưỡi súc vật,…người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được hiểu là người trực tiếp thực hiện các chức năng vận hành phương tiện đó chuyển động và tham gia giao thông.
Khi nào cảnh sát giao thông được dừng xe kiểm tra hành chính?
Theo Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, CSGT được dừng xe kiểm tra hành chính nếu phát hiện hành vi vi phạm hoặc có kế hoạch, chuyên đề kiểm tra.
Hành vi báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ có bị xử lý không?
Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
…
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
…
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
- Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
…
Như vậy, hành vi báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được xem là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất năm 2023
- Tranh chấp đất không rõ nguồn gốc xử lý như thế nào?
- Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND cấp xã
- Những quy định về giấy phép môi trường mới năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hành vi báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
04 trường hợp CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác (Văn bản này phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp);
Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, khi dừng phương tiện để kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm, CSGT sẽ xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật bằng việc tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ đối với người vi phạm.
Chính vì vậy, CSGT đi một mình vẫn có quyền dừng xe để xử phạt vi phạm nếu đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Cảnh sát trật tự được dừng xe, xử phạt trong 02 trường hợp:
Có Cảnh sát giao thông đi cùng;
Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
CSGT không có quyền đánh người vi phạm, họ chỉ có quyền hạn dùng vũ lực để khống chế đối tượng chống người thi hành công vụ và các trường hợp liên quan được quy định tại điều luật trên.