Hành vi đập phá mồ mả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

bởi MinhThu
Hành vi đập phá mồ mả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nhà nước luôn bảo vệ người dân, bất kể ngườ đó còn sống hay đã chết. Vì vậy, pháp luật đã có những quy định để bảo vệ mồ mả của cá nhân đã chết; cũng như có những biện pháp chế tài đối với những người có hành vi cố ý xâm phạm mồ mả, thi thể, hài cốt của người đã khuất. Vậy Hành vi đập phá mồ mả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi đập phá mồ mả là gì?

Hành vi đập phá mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư; xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết.

Dấu hiệu pháp lý của hành vi đập phá mồ mả

Thứ nhất, người có hành vi cho dù là vì bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm đến sự nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt; tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả;

Thứ hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt; của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết; (trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);

Thứ ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ; gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó;

Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết; làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.

Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả còn cần hiểu theo nghĩa rộng là hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi); hình dáng, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn; bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó; do vậy mọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Khách thể

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người chết; thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Mặt khách quan

a) Hành vi khách quan

Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:

Đào, phá mồ mả là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả; làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội.

Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ: Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ; trên mộ thường đi kèm với hành vi đào, phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài); nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả; nhưng vẫn chiếm đoạt những đồ vật để trong mộ, trên mộ như; Lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) để chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, di ảnh,…).

Ngoài hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ; thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng được coi là hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

b) Hậu quả

Hậu quả của hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cứ xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng bị coi là hành vi phạm tội mà chỉ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến thi thể, mồ mả, hài cốt mới bị coi là hành vi phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là do cố ý.

Hành vi đập phá mồ mả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều 319 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:

“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến mồ mả như thế nào?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau:

Điều 607 Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

” 1.Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

2.Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về ” Hành vi Đập phá mồ mả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quy định của pháp luật về nơi chôn cất người chết như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường quy định khu mai táng, hỏa táng phải đảm bảo các yêu cầu:
– Phù hợp với quy hoạch;
– Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường;
– Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.

Tự ý đào mồ, bốc hài cốt sẽ bị xử lý như thế nào?

Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm