Để đưa Việt Nam sớm trở lại trạng thái bình thường mới; Việt Nam đã đặt vaccine từ nhiều nước khác nhau trên thế giới để kịp tiêm cho người dân. Để đảm bảo việc tiêm phòng, Nhà nước đã ra quyết định cho những đối tượng được ưu tiên tiêm trước. Tuy nhiên; rất nhiều người khi đến lượt tiêm lại từ chối; không muốn tiêm; muốn đợi vaccine Pfizer của Hoa Kỳ. Điều này khiến nhiều thủ tục khó khăn phát sinh. Tuy nhiên, đây là quyền của mỗi người nên không thể ép buộc. Nhưng hành vi đòi tiêm vaccine Pfizer mà sẵn sàng hành hung công an là không thể chấp nhận. Vậy hành vi đòi tiêm vaccing Pfizer, chém công an có thể đối mặt với hình phạt gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Sáng ngày 3/9; cơ quan công an huyện An Phú đã ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Hoàng Suốt về hành vi chống người thi hành công vụ. Khoảng 16 giờ ngày 1/9; tổ y tế lấy mẫu xét nghiệm dịch Covid xã Khánh An đã đến nhà và yêu cầu Suốt ra xét nghiệm nhưng đối tượng không đồng ý. Người này đưa ra điều kiện phải được tiêm vaccine Pfizer mới cho xét nghiệm. Được tổ y tế và một công an viên tiếp tục giải thích và yêu cầu lấy mẫu nhưng Suốt không chấp hành mà còn lấy dao trong nhà rượt chém tổ lấy mẫu.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi đòi tiêm vaccine Pfizer
Theo đó, hành vi không chấp hành yêu cầu của đội ngũ y tế, nhất quyết đòi tiêm vaccine Pfizer có thể đối mặt với mức phạt tiền:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đối tượng không bị mắc bệnh truyền nhiễm.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu đối tượng bị mắc bệnh truyền nhiễm.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đòi tiêm vaccine Pfizer không được, vác dao đòi chém công an
Bên cạnh đó,hành vi vác dao đuổi đội ngũ lấy mẫu và công an viên sẽ được xếp vào tội danh “chống người thi hành công vụ” với những mức phạt sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; xíu giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Bên cạnh đó, không nằm ngoài khả năng, đối tượng trên có thể phải đối mặt với tội danh “Cố ý gây thương tích”; tình tiết tăng nặng đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trong trường hợp không có thương tích đáng kể nào; đối tượng vẫn có thể phải đối mặt với hình phạt tiền theo quy định tại nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người khác.
Giải quyết tình huống
Từ vụ việc trên, có thể cho thấy đối tượng có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính. Trong đó, mức phạt tiền cao nhất lên đến 20.000.000 đồng với hành vi không chấp hành yêu cầu của đội ngũ y tế. Và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Ngoài ra, tùy theo những tình tiết khác trong vụ việc; đối tượng có thể phải đối mặt với tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” thay vì tội “chống người thi hành công vụ”.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch sẽ bị xử lý ra sao?
- Hành vi trèo tường trốn cách ly sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Bác sĩ trốn cách ly làm lây lan dịch bệnh bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi đòi tiêm vaccine Pfizer, chém công an sẽ bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi không chấp hành yêu cầu của đội ngũ y tế dù chưa được hướng dẫn kỹ càng. Tuy nhiên có thể tổng hợp lại hành vi không chấp hành yêu cầu của đội ngũ y tế là hành vi làm trái yêu cầu của đội ngũ y tế, gây cản trở tiến độ thực hiện nhiệm vụ của họ.
Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hiện tại, Nhà nước không cho phép mọi hành vi lựa chọn loại vaccine để tiêm. Dù chưa có chế tài xử phạt nhưng Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp xử lý để răn đe cũng như cấm những hành vi lựa chọn loại vaccing để tiêm.