Việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan nhà nước khi kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp. Vậy hộ kinh doanh có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không? Nếu có thì Hộ kinh doanh báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp nhé.
Cơ sở pháp lý
Hộ kinh doanh năm có cần báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?
1/7/2022 là thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, ở thời điểm này, hộ kinh doanh sẽ chia ra thành đối tượng vẫn sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ và đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới.
Hộ kinh doanh đang sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ
Đối tượng đang sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP, Thông tư 32/2014/TT-BTC, chưa chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ áp dụng quy định báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Cụ thể, theo Điều 27, Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối tượng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:
- Báo cáo hình hình sử dụng hóa đơn theo tháng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao về thuế phải sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý: Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng thuộc diện được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả khi trong kỳ không phát sinh sử dụng hóa đơn.
Ngoài các trường hợp nêu trên, một số trường hợp khác tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi:
- Chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu.Giao, khoán, bán hoặc cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, Nghị định 123
Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử.
Nói cách khác, từ 1/7/2022 là thời điểm bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi cả nước, nhiều đối tượng sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, nếu đối tượng phải áp dụng hóa đơn điện tử trước thời điểm trên cũng không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.Đối với các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối tượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Mẫu BC26/HDG và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Ngoài ra, một số trường hợp khác sẽ phải nộp báo cáo hình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi phát sinh các hoạt động:
- Chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu. Giao, khoán, bán hoặc cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Hộ kinh doanh báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan nào?
Theo Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ quy định về báo cáo sử dụng hóa đơn như sau:
“Điều 29. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ
1. Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (= 0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ. Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.3. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ với cơ quan thuế nơi chuyển đi.”
Chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có bị phạt hay không?
Theo quy định Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
“Điều 29. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;b) Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.
6. Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định tại Điều 23, 25 Nghị định này thì không áp dụng Điều này khi xử phạt vi phạm hành chính.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều này.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Ý nghĩa của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
- Nhà dưới 20m2 có được cấp sổ đỏ hay không?
Câu hỏi thường gặp
1/7/2022 là thời điểm 100% doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử. Sau khi được cơ quan Thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, người nộp thuế có thể lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Cụ thể như sau: Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Sau khi lập hóa đơn, người bán sẽ gửi hóa đơn cho cơ quan Thuế để cấp mã sau đó gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã cho người mua. Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế: Sau khi người bán lập hóa đơn và gửi hóa đơn cho người mua, người bán sẽ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan Thuế (có thể chuyển trực tiếp hoặc gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử). Tùy trường hợp quy định để người bán chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn cho cơ quan Thuế nhưng chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua, hoặc chuyển theo hình thức Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (Mẫu số 01/TH-HĐĐT) theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT. Riêng với người bán xăng dầu thì Bảng tổng hợp phải chuyển trong ngày.
Theo 2 trường hợp nêu trên thì tất cả các hóa đơn điện tử có mã và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đều đã được gửi dữ liệu đến cơ quan Thuế và được lưu trữ dữ liệu tại cơ quan Thuế.Vì vậy, người nộp thuế sẽ không phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý (BC26/AC) như trước đây.
Chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Mức xử phạt có thể dao động từ 1.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đang sử dụng là Mẫu BC26/AC, ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính. Theo mẫu này, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần phải kê khai một số nội dung gồm: Thông tin người nộp thuế: Tên tổ chức (cá nhân), mã số thuế, địa chỉ. STT, tên loại hóa đơn,…