Chào Luật sư, sau nhiều năm chạy xe thuê cho một công ty vận tải nay đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm và trong người cũng có một phần máu kinh doanh nên bản thân tôi quyết định sẽ tự mình đứng ra làm chủ việc kinh doanh vận tải bằng hình thức ô tô. Tuy nhiên trong quá trình làm hồ sơ xin giấy phép tôi gặp khá nhiều vấn đề khó khăn. Thế nên tôi quyết định nhờ đến sự giúp sức của Luật sư. Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có thể chuẩn bị được hoàn chỉnh một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Việt Nam.
Để giúp bạn hoàn thiện bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, LSX mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Để có thể được Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô thì đồi hỏi người đề nghị phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định trog ngành ô tô kinh doanh. Các điều kiện đó có thể là phải có xe kinh doanh vận tải, xe đó có thể là xe bạn thuê hoặc xe thuộc sổ hữu của bạn và niên hạng sử dụng các chiếc xe đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thời gian sử dụng xe.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau:
“1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.”
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô hiện nay khá đơn giản, bạn chỉ cần chuản bị một mẫu giấy đề nghị được bạn hành tại Phụ lục I Nghị định 10/2020/NĐ-CP, bản sau các loại giấy tờ của người sẽ điều hành doanh nghiệp vận tải, Quyết định hoặc van bản công nhận cơ sở của bạn đã đủ điều kiện kinh doanh vận tải, các loại giấy tờ của các loại xe bên cơ sở bạn đang sở hữu hoặc quản lý.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh như sau:
“1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).”
Thủ tục các bước cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Thủ tục các bước cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô hiện nay sẽ phải trải qua gồm 02 bước. Bước một đơn vị kinh doanh vận tải sẽ nộp hồ sơ của bạn tại Sở Giao thông Vận tải tại địa phương để xin được cấp giấy phép kinh doanh vận tải ô tô. Bước 2 là bước bạn sẽ đợi phía cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý hồ sơ của bạn và trả kết quả sau 05 ngày làm việc thông qua thông báo trả lại hồ sơ hoặc nhận giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh như sau:
“1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.”
Mẫu giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô chuẩn xác
Mẫu giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô chuẩn xác hiện nay được phía Sở Giao thông Vận tải áp dụng chính là mẫu Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Chính vì thế nếu bạn có nhu cầu đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp cho bạn giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô thì bạn nên sử dụng mẫu giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mẫu được phía cơ quan ban hành sử dụng.
Thông tin liên hệ:
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô“. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Luật Đầu tư 2020 có những điểm gì nổi bật?
- Luật Bảo vệ môi trường 2020 có những điểm gì mới?
- Luật giao dịch điện tử (sửa đổi 2023)
Câu hỏi thường gặp
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
– Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
– Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
+ Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
+ Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.