Hướng dẫn viết mẫu hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể 2023

bởi Bảo Nhi
Hướng dẫn viết mẫu hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể 2023

Việc khởi nghiệp hiện nay là mô hình được các người trẻ theo đuổi để thỏa mãn đam mê kinh doanh và được cống hiến những sáng tạo cho cộng đồng. Để việc kinh doanh được diễn ra một cách suôn sẻ thuận lợi cốt sẽ cần có đam mê để chinh phục nhưng để tạo dựng một đế chế doanh nghiệp thì nền móng vẫn là số vốn đầu tư đủ ổn định bên cạnh đó cũng phải hiểu biết được pháp luật nhằm khởi đầu thuận lợi trong việc đăng ký. Khi thành lập một doanh nghiệp bước tiên phải có một bộ mẫu hồ sơ thành lập hộ kinh doanh, vậy mẫu hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể được viết như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ quy định tại Điều 79 – Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể, cụ thể:

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ như sau:

“Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh

1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Cách thức điền thông tin vào mẫu đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hướng dẫn viết mẫu hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể  2023
Hướng dẫn viết mẫu hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể 2023

Dưới đây là cách thức điền thông tin vào mẫu đăng ký kinh doanh hộ cá thể như sau:

– Đối với nơi nhận thì khách hàng phải nhập thông tin của của đơn vị có thẩm quyền chấp thuận giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh có thể là Phòng Tài chính- Kế hoạch nơi hộ cá thể muốn thực hiện dự án kinh doanh hoặc Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và đầu tư nơi khách hàng đặt trụ sở kinh doanh hộ cá thể.

– Phần thông tin của chủ sở hữu: Bao gồm các thông tin như tên của chủ sở hữu, ngày sinh, quốc tịch, số chứng thực cá nhân và thông tin của thẻ/số chứng thực.

– Đối với thông tin về địa chỉ của chủ sở hữu thì phải điền đầy đủ thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú được quy định tại hộ khẩu hoặc thẻ căn cước, chứng minh nhân dân của bạn. Đối với địa chỉ hiện tại thì điền thông tin về nơi bạn đang cư trú/tạm trú.

– Bên cạnh đó, phải cập nhật thông tin liên lạc như số điện thoại, fax, email hoặc website.

– Tên Hộ kinh doanh phải được viết bằng chữ in hoa và phải kiểm tra trên hệ thống để tránh trường hợp trùng tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

– Địa điểm kinh doanh phải điền nơi dự kiến kinh doanh của hộ cá thể.

– Ngành nghề kinh doanh không được liệt kê các ngành nghề trái quy định của pháp luật. Chỉ liệt kê các ngành nghề dự định kinh doanh và được phép kinh doanh.

– Vốn Kinh doanh: đối với hộ cá thể có trên 2 thành viên phải liệt kê vốn góp của mỗi thành viên được gửi kèm với giấy đăng ký hộ cá thể.

– Số lượng lao động dự  kiến đưa vào hoạt động.

– Cập nhật thông tin của các thành viên dự vào thẻ chứng thực cá nhân.

Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1:

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2:

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.

– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định số 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.

– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh

– Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

– Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên đệm Bắc Giang… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh gồm những gì?

– Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý Nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng  ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh có miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC ghi nhận về việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh như sau:
Nguyên tắc tính thuế
1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy, quy định trên cho thấy chỉ khi doanh thu của hộ kinh doanh dưới 100 triệu đồng sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Doanh thu của hộ kinh doanh được hiểu là từ hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm nộp thuế của hộ kinh doanh là khi nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC về thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh như sau:
Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai
4. Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế cụ thể: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm