Hút cần có bị đi tù không?

bởi

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì giới trẻ càng có nhiều thú vui để giải tỏa stress. Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ lại chọn đến với những cách giải tỏa bất hợp pháp như đánh bạc, hút cần sa…Việc thế hệ trẻ lạm dụng cần sa để có cảm giác khoái lạc, hưng phấn nhất thời đã để lại nhiều hệ lụy cho chính bản thân họ và cả xã hội. Việc hút cần sa đã bị pháp luật nghiêm cấm vậy nếu như vẫn cố tình hút thì có bị đi tù không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Bộ Luật hình sự 2015 
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
  • Nghị định số 73/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 136/2016/ NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Hút cần sa là hành vi bất hợp pháp

Cần sa đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử con người, nó là loại ma túy được chiết suất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng chính trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). Khi sử dụng cần sa  người dùng sẽ rơi vào trạng thái hưng phấn, vui vẻ tột độ mà ta hay gọi là trạng thái “phê thuốc”, kèm theo đó là các ảo giác khiến cho người đó không làm chủ được hành vi cũng như nhận thức của mình. Hậu quả do người ” phê cần” gây ra nguy hiểm không chỉ cho bản thân người đó mà còn gia đình và xã hội, hậu quả là này không thể nào lường trước được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đưa cần sa vào các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội thuộc Danh mục 1 được ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP. Theo đó, cần sa và các chế phẩm của cần sa chỉ được sử dụng  trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, Điều tra tội phạm và phải tuân thủ quy định  đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, hành vi hút cần sa trong đời sống xã hội là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vậy hút cần sa sẽ bị xử lý như thế nào?

2. Hình thức xử phạt

Trước khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thì người sử dụng cần sa cũng như các chất ma túy có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 199 của Bộ luật Hình sự 1999, cụ thể như sau:

Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã  được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ  ba tháng đến hai năm.

2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm đối với hành vi hút cần sa. Tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực thì những người sử dụng trái phép cần sa nói riêng và chất ma túy nói chung sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng trái phé chất ma túy nữa.  Do vậy, hiện nay, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy chỉ bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, căn cứ Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính với những đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

Như vậy, hút cần sa sẽ không bị đi tù mà chỉ bị xử lý hành chính với mức phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. Ngoài ra, cũng theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người nghiện ma túy đủ 18 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp  giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú, cụ thể như sau:

Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

Hơn nữa, đối với những đối tượng nghiện nặng sẽ có thể bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cụ thể tại Nghị định số 136/2016/ NĐ-CP quy định nhưng đối tượng sau phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm